Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Nội dung bồi dưỡng là trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây chưa hoàn chỉnh nay bồi dưỡng tiếp nhằm đạt chuẩn một trình độ nhất định. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hình thức của các loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng thường xuyên.

1.3.2.1. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống

Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, thái độ nghề nghiệp cho GV, cụ thể là tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, lối sống, tác phong của nhà giáo; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quan điểm chỉ đạo, đường lối GD, chủ trương chính sách của nhà nước về giáo dục; ý thức và lương tâm nghề nghiệp, xây dựng một tập thể sư phạm thân ái, đoàn kết, có trách nhiệm và có kỹ cương nền nếp tốt; thái độ đối với tổ quốc, dân tộc, với chế độ; thái độ đối với môi trường sống, xã hội - thời đại; thái độ đối với nghề nghiệp; thái độ đối với người khác; thái độ đối với bản thân.

Người GV cần phải rèn luyện để có được lối sống, tác phong sư phạm của người làm công tác giáo dục, có đạo đức của người cộng sản: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tình cảm cách mạng trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật; dũng cảm đấu tranh chống lại những hành vi vô đạo đức, thái quá, biến chất làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, phẩm chất nhà giáo,... Mặt khác, GV phải có hoài bão, tâm huyết với nghề nghiệp và lòng say mê khoa học; có ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống, đạo đức nhà giáo; có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với

bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ứng xử nhã nhặn, lịch sự, ôn hòa với đồng nghiệp học sinh và mọi người.

1.3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo lĩnh vực chuyên môn mà GV phụ trách. Ngoài kiến thức được đào tạo và bồi dưỡng, bản thân mỗi GV cần phải thường xuyên cập nhật, nâng cao, mở rộng kiến thức chuyên môn, tăng cường trao đổi chuyên môn. Trình độ chuyên môn của GV sẽ khẳng định khả năng về chuyên môn của bản thân GV và ảnh hưởng đến chất lượng quá trình giáo dục.

1.3.2.3. Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm, bao gồm kỹ năng tổ chức hoạt động dạy, kỹ năng tổ chức lớp học, kỹ năng giao tiếp.

- Bồi dưỡng cho GV như khả năng nắm vững chương trình và yêu cầu tri thức của môn học mà GV phụ trách; khả năng xây dựng đầy đủ, chính xác mục tiêu môn học.

- Bồi dưỡng trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục trong những tình huống thích hợp như: khả năng vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh; làm chủ nội dung bài dạy; quan tâm đến từng đối tượng học sinh; xác định đúng trọng tâm bài học hoặc hoạt động giáo dục; tổ chức học sinh làm việc theo nhóm nhiều hơn, phân phối thời gian hợp lý cho tiết học hoặc hoạt động; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng học tập; vận dụng kiến thức phù hợp vào thực tiễn; GV tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục; mối quan hệ thầy trò dân chủ, thân ái.

- Bồi dưỡng kỹ năng quản lý chất lượng dạy học và giáo dục thông qua kết quả học tập và hoạt động của học sinh như việc nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh; hình thành thái độ, tình cảm của học sinh đối với môn học, với cộng đồng xã hội; việc xây dựng nền nếp, kết quả học tập của học sinh;...

- Bồi dưỡng kỹ năng thực hiện quy chế, quy định chuyên môn như việc thực hiện chương trình; việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh; thực hành thí nghiệm; tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.

- Bồi dưỡng kỹ năng tự bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn như nâng cao ý thức đối với việc tự bồi dưỡng, có chương trình, kế hoạch, mức độ thực hiện chương trình bồi dưỡng theo quy định; thái độ, tình cảm của GV đối với tập thể sư phạm trong việc giúp đỡ đồng nghiệp tự bồi dưỡng,…

Các nhà quản lý cần hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của người giáo viên: vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của người giáo viên, một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Trong quá trình lao động, giáo viên phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải toàn diện như yêu cầu giáo viên, phải có “đủ đức, đủ tài”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)