Đối tượng điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 61 - 93)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đối tượng điều tra, khảo sát

2.2.3.1. Thông tin các đơn vị được khảo sát Bảng 2.6. Các đơn vị được khảo sát

Stt Tên trường THPT CBQL GV Cộng 1 THPT Thiên Hộ Dương 3 53 56 2 THPT Đỗ Công Tường 4 71 75 3 THPT Trần Quốc Toản 4 83 87 4 THPT Thành phố Cao Lãnh 3 71 74 Tổng cộng 14 278 292

2.2.3.2. Thông tin giới tính của các đối tượng được khảo sát Bảng 2.7. Khảo sát về giới tính

Mẫu Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

CBQL - GV Nam 92 31,50

Nữ 200 68,50

Tổng 292 100

Kết quả khảo sát CBQL và GV nữ có tỷ lệ cao hơn nam, điều này đảm bảo được đặc trưng của ngành GD&ĐT nói chung và ngành GD&ĐT thành phố Cao Lãnh nói riêng.

2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát

Công cụ điều tra, khảo sát gồm các biểu mẫu thống kê để thu thập số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các phiếu khảo sát thăm dò ý kiến về các nội dung vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:

- Phiếu 1: Phiếu khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phiếu này chủ yếu khảo sát 278 GV THPT

nhằm tìm hiểu nhận thức của đối tượng này về hoạt động bồi dưỡng, hình thức, nội dung, phương pháp bồi dưỡng và tính hiệu quả của một số hình thức, nội dung bồi dưỡng, mức độ đạt được của nội dung bồi dưỡng.

- Phiếu 2: Phiếu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phiếu này thăm dò ý kiến của 292 người trong đó có CBQL và GV để tìm hiểu về thực trạng và hiệu quả tác động của quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT, mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT.

- Phiếu 3: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phiếu này thăm dò ý kiến của 292 người trong đó có CBQL và GV để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ĐNGV THPT.

Mẫu điều tra, khảo sát được phát đến 100% CBQL, đảm bảo tính đại diện cho GV tất cả các trường THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2.2.5. Xử lý số liệu điều tra, khảo sát

Xử lý các phiếu khảo sát và thống kê số liệu thu thập được, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, xây dựng các bảng biểu phục vụ nghiên cứu.

2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Nhận thức của đội ngũ giáo viên về hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng chung về nội dung cần thiết phải tiến hành hoạt động bồi dưỡng GVTHPT ở thành phố Cao Lãnh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phiếu khảo sát 1, phần phụ lục; kết quả ở bảng số liệu 2.8.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV THPT T T Nội dung Các mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL %

1 Bồi dưỡng chuẩn hóa trình

độ (bồi dưỡng chuẩn hóa). 68 24,46 210 75,54 0 0 0 0 2 Bồi dưỡng nâng chuẩn (đạt

trình độ trên chuẩn). 70 25,18 161 57,91 44 15,82 3 1,08

3

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn (bồi dưỡng thường xuyên).

193 69,42 85 30,57 0 0 0 0

4

Bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa. 201 72,3 77 27,69 0 0 0 0 5 Bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch GV.

98 35,25 162 58,27 18 6,47 0 0

6 Bồi dưỡng do tự bản thân

có nhu cầu, tự bồi dưỡng. 67 24,1 182 65,46 29 10,43 0 0

Tỉ lệ trung bình (%) 41,78 52,57 5,45 0,18

Căn cứ vào số liệu khảo sát ở bảng 2.8, chúng tôi nhận thấy, phần lớn GV đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, nên tỷ lệ đánh giá chung về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chiếm 52,57%, rất cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chiếm 41,78%. Trong đó, việc bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn (bồi dưỡng thường xuyên) và bồi dưỡng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa được 100% GV đánh giá từ mức độ cần thiết đến rất cần thiết. Điều này cho thấy, GV rất chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn và thể hiện sự quan tâm của GV đối với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, GV nhận thức được tầm quan trọng phải cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn để thích ứng với yêu cầu đổi mới. Mặt khác, GV cũng nhận thức được, tự bồi dưỡng khi bản thân có nhu cầu là một vấn đề quan trọng để nâng cao nghề nghiệp, thể hiện được tinh thần trách nhiệm đối với công tác giảng dạy, khi đánh giá nội dung “Bồi dưỡng do tự bản thân có nhu cầu, tự bồi dưỡng”, tỷ lệ GV đánh giá từ mức cần thiết đến rất cần thiết là 89,56%.

Bên cạnh đó, có 15,82% đánh giá việc bồi dưỡng nâng chuẩn ít cần thiết và 1,08% đánh giá việc bồi dưỡng nâng chuẩn không cần thiết. Qua đó cho thấy một bộ phận GV mang tâm lí bằng lòng với những gì sẵn có, ngại thay đổi, chậm đổi mới.

Có đến 93,52% GV cho rằng bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học là cần thiết và rất cần thiết. Có thể nói rằng đây là một nhu cầu đặc thù của ĐNGV ở thành phố Cao Lãnh. Bởi lẽ, sự phát triển nhanh về mặt kinh tế đã kéo theo nhu cầu tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp với các chuyên gia về giáo dục đến từ các nước tiên tiến. Tuy nhiên, vẫn còn 6,47% cho rằng ít cần thiết; tìm hiểu qua phiếu khảo sát, chúng tôi thấy rằng đây là những GV có thâm niên công tác trên 20 năm.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.3.2.1. Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả của công tác thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu mức độ và kết quả thực hiện của các nội dung bồi dưỡng GV THPT ở thành phố Cao Lãnh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 trong phiếu khảo sát 1, phần phụ lục; kết quả thu được ở bảng 2.9 và 2.10.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng GV THPT

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % SL %

1 Bồi dưỡng nâng cao trình

độ CT, phẩm chất ĐĐ 6,38 37,49 32,10 24,00

1.1 Kiến thức về chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội 34 12,23 181 65,10 63 22,66 0 0

1.2

Kiến thức chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định đối với ngành giáo dục

37 13,30 146 52,51 92 33,09 3 1,07

1.3 Kiến thức về kỹ năng sống,

kỹ năng giao tiếp, ứng xử 0 0 78 28,05 104 37,41 96 34,53 1.4 Kiến thức tâm lý giáo dục 0 0 12 4,31 98 35,25 168 60,43

2 Bồi dưỡng nâng cao kiến

TT Nội dung Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % SL %

2.1 Kiến thức môn học, chương

trình, sách giáo khoa 73 26,25 158 56,83 47 16,90 0 0 2.2 Kiến thức về phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực 63 22,66 96 34,53 119 42,80 0 0 2.3 Kiến thức về tư vấn nghề

nghiệp, hướng nghiệp 36 12,94 72 25,89 98 35,25 72 25,89

3 Bồi dưỡng nâng cao kĩ

năng sư phạm 21,21 39,40 36,48 2,87

3.1 Kĩ năng lập kế hoạch dạy

học theo hướng đổi mới 59 21,22 97 34,89 116 41,72 6 2,15

3.2

Kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

67 24,10 117 42,08 87 31,29 7 2,51

3.3

Kĩ năng kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực

69 24,82 108 38,84 90 32,37 11 3,95

3.4 Kĩ năng ứng dụng CNTT

trong giảng dạy 83 29,85 169 60,79 26 9,35 0 0 3.5 Kĩ năng tổ chức hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp 78 28,05 124 44,60 76 27,33 0 0 3.6 Kĩ năng thực hiện hiệu quả

công tác chủ nhiệm 39 14,02 74 26,61 162 58,27 3 1,07 3.7 Kĩ năng khác 18 6,47 78 28,05 153 55,03 29 10,43

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng

TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 BD nâng cao trình độ CT, phẩm chất ĐĐ 14,65 31,38 44,50 9,44 1.1 Kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

12

9 46,40 142 51,07 7 2,51 0 0

1.2

Kiến thức CS, pháp luật của Nhà nước, qui định đối với ngành GD

34 12,23 127 45,68 117 42,08 0 0

TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1.4 Kiến thức tâm lý GD 0 0 21 7,55 158 56,83 99 35,61

2 Bồi dưỡng nâng cao

kiến thức chuyên môn 18,1 49,87 27,21 4,79

2.1 Kiến thức môn học, chương trình, SGK 76 27,33 179 64,38 23 8,27 0 0 2.2 Kiến thức về PP và kĩ thuật dạy học tích cực 47 16,9 94 33,81 107 38,48 30 10,79 2.3 Kiến thức về tư vấn NN, hướng nghiệp 28 10,07 143 51,43 97 34,89 10 3,59

3 Bồi dưỡng nâng cao kĩ

năng sư phạm 16,85 45,98 35,09 2,05

3.1 Kĩ năng lập kế hoạch dạy

học theo hướng đổi mới 46 16,54 112 40,28 106 38,12 14 5,03

3.2 Kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 58 20,86 129 46,40 91 32,73 0 0,00 3.3 Kĩ năng KT, ĐG học sinh theo hướng phát huy tính tích cực

36 12.94 149 53,59 89 32,01 4 1,43

3.4 Kĩ năng ứng dụng CNTT

trong giảng dạy 93 33,45 118 42,44 67 24,10 0 0 3.5 Kĩ năng tổ chức hoạt

động giáo dục NGLL 63 22,66 147 52,87 68 24,46 0 0 3.6 Kĩ năng thực hiện hiệu

quả công tác chủ nhiệm 24 8,63 76 27,33 164 58,99 14 5,03 3.7 Kĩ năng khác 8 2,87 164 58,99 98 35,25 8 2,87

Qua số liệu ở bảng 2.9, chúng tôi đánh giá thực trạng tham gia hoạt động bồi dưỡng của GV THPT như sau:

- Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, đạo đức nhà giáo, có 37,49% đánh giá mức độ thường xuyên. Trong đó kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội được đánh giá bồi dưỡng thường xuyên ở mức 65,10%. Hầu hết các ý kiến về nội dung bồi dưỡng này trải đều các mức độ thường xuyên 37,49%, ít thường xuyên là 32,10%, không thực hiện là 24,00%. Điều này chứng tỏ, việc bồi

dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức chưa được cấp quản lí quan tâm đúng mức, minh chứng qua tỉ lệ đánh giá dưới mức trung bình.

- Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được đánh giá rất thường và thường xuyên chiếm tỉ lệ 59,69%; không thực hiện là 8,63%, tập trung chủ yếu vào nội dung bồi dưỡng kiến thức về tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp. Trong các nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nội dung kiến thức môn học, chương trình sách giáo khoa được quan tâm nhiều hơn. Kết quả đánh giá trên chứng tỏ, việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng kiến thức cho GV THPT ở mức trung bình. Một bộ phận GV còn thiếu quan tâm đến một số nội dung bồi dưỡng. - Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm, khảo sát việc thực hiện nội dung bồi dưỡng này, chúng tôi ghi nhận được kết quả ở mức độ trung bình của thường xuyên và rất thường xuyên là 60,61%. Tỉ lệ trung bình ít thường xuyên thực hiện nội dung bồi dưỡng kĩ năng sư phạm và không thực hiện là 39,35%. Kết quả này chứng tỏ, nhiều GV vẫn chưa quan tâm thực hiện nội dung này, vẫn còn tâm lí bằng lòng với những gì sẵn có, chưa chịu rèn luyện để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp.

Căn cứ trên kết quả khảo sát ở bảng 2.10, chúng tôi đánh giá như sau:

- Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, đạo đức nhà giáo mức trung bình chiếm tỷ lệ cao (44,50%); mức yếu 9,44%. Như vậy, còn một bộ phận GV tự đánh giá chưa đáp ứng được nội dung bồi dưỡng trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức.

- Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn được GV đánh giá đáp ứng nội dung bồi dưỡng ở mức độ khá chiếm tỉ lệ 49,87%, trong đó cao nhất là kiến thức môn học, chương trình, sách giáo khoa, tỉ lệ 64,38%. Mức độ kết quả yếu là 4,79%. Tỉ lệ này cho thấy, việc đáp ứng các nội dung bồi dưỡng chuyên môn của một số GV còn hạn chế.

- Kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm, tỉ lệ đánh giá mức độ đạt được nội dung kiến thức bồi dưỡng kĩ năng sư phạm ở mức khá, tốt chiếm tỷ lệ 62,83%; mức trung bình là 35,09%, mức yếu là 2,05%.

Như vậy, mức độ đáp ứng yêu cầu các nội dung bồi dưỡng (về kiến thức, kĩ năng) khi tham gia bồi dưỡng của GV THPT nhìn chung ở mức trung bình – khá.

2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV THPT ở thành phố Cao Lãnh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 trong phiếu khảo sát 1, phần phụ lục; kết quả thể hiện ở bảng số liệu 2.11.

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng

T T Nội dung Các mức độ Rất hiệu

quả Hiệu quả Ít hiệu quả

Chưa hiệu quả

SL % SL % SL % SL %

1 Dự giờ 78 28,05 193 69,42 7 2,51 0 0 2 Thao giảng, hội giảng 45 16,18 225 80,93 8 2,87 0 0 3 Đánh giá theo tiêu

chuẩn viên chức 28 10,07 182 65,46 53 19,06 15 5,39 4 Đánh giá theo chuẩn

nghề nghiệp GV 22 7,91 170 61,15 33 11,87 53 19,06 5 Đánh giá theo các tiêu

chí nhà trường đề ra 16 5,75 128 46,04 69 24,82 65 23,38

Tỉ lệ trung bình (%) 13,59 64,60 12,22 9,56

Kết quả đánh giá chung về mức độ hiệu quả đến rất hiệu quả chiếm 78,19%. Trong đó, hình thức đánh giá qua thao giảng, hội giảng được xem là hiệu quả nhất với tỷ lệ chọn ở mức hiệu quả và rất hiệu quả là 97,11%. Đây cũng là cơ sở để CBQL chú ý hình thức đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng GV THPT.

2.3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.3.3.1. Đánh giá mức độ hiệu quả của hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng chung về hiệu quả việc thực hiện các hình thức hoạt động bồi dưỡng GV THPT ở thành phố Cao Lãnh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong phiếu khảo sát 1, phần phụ lục; kết quả được thể hiện ở bảng số liệu 2.12.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả của hình thức bồi dưỡng giáo viên THPT T T Nội dung Các mức độ Rất hiệu

quả Hiệu quả

Ít hiệu quả Chưa hiệu quả SL % SL % SL % SL % 1

Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường nơi giáo viên đang công tác

95 34,17 167 60,07 10 3,59 6 2,15

2

Bồi dưỡng tập trung: Tổ chức bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt

204 73,38 49 17,62 21 7,55 4 1,43

3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 61 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)