trung học phổ thông
2.4.4.1. Nội dung bồi dưỡng
Trước những yêu cầu ngày càng cao của công tác QL trường học và đáp ứng việc đổi mới căn bản và toàn diện về QLGD cấp THPT hiện nay, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang nói chung cũng như Huyện ủy và UBND huyện Gò Quao nói riêng luôn đầu tư cho công tác đào tạo, BD đội ngũ CBQL trường THPT để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thực trạng công tác đào tạo, BD đội ngũ CBQL trường THPT được đánh giá như bảng 2.14.
64
Bảng 2.14: Hoạt động tổ chức BD đội ngũ CBQL trường THPT
S T T Nội dung Mức độ Điểm TB Xếp bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 BD phẩm chất, chính trị,
tư tưởng, đạo đức. 71 32,6 122 56 35 11,4 / / 3,21 3
2 BD chuyên môn, nghiệp
vụ QL 191 87,6 25 11,4 2 0,9 / / 3,87 1
3 BD ứng dụng công nghệ
thông tin trong QL 72 33 100 45,9 46 21,1 / / 3,12 5
4 BD khả năng nghiên cứu
khoa học 3 1,4 40 18,3 108 49,5 67 30,8 1,90 8
5 Bồi dưỡng khả năng sử dụng ngoại ngữ và tiếng dân tộc (đối với trường dân tộc)
36 16,5 141 64,7 26 11,9 15 6,9 2,91 6
6 BD kỹ năng giao tiếp 28 12,8 75 34,4 78 35,8 37 17 2,43 7 7 BD kỹ năng giải quyết
vấn đề trong QL 71 32,6 109 50 35 16 3 1,4 3,14 4
8 Tự BD nâng cao trình độ,
nghiệp vụ, kỹ năng QL 155 71,1 63 28,9 / / / / 3,71 2
Kết quả bảng 2.14, khảo sát nội dung tổ chức BD đội ngũ CBQL trường THPT theo thống kê điểm trung bình cho thấy, nội dung được đánh giá thực hiện rất thường xuyên là BD về nghiệp vụ QL và tự BD; đánh giá ở mức độ thường xuyên là BD phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức; kĩ năng giải quyết vấn đề trong QL và ứng dụng công nghệ thông tin trong QL; đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng là BD khả năng sử dụng ngoại ngữ và tiếng dân tộc; kỹ năng giải quyết vấn đề trong QL và khả năng nghiên cứu khoa học. Theo thực tế, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang thường xuyên phối hợp với Trường CBQL
65
Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo BD khác, các cơ quan, ban ngành trong và ngoài tỉnh tổ chức BD các nội dung nêu trên cho CBQL trường THPT và CBQL các cấp học khác trong toàn tỉnh. Riêng các nội dung được đánh giá thỉnh thoảng BD là do các cấp QL chưa được quan tâm và đầu tư cho CBQL về các nội dung này.
2.4.4.2. Hình thức bồi dưỡng
Hình thức BD được thực hiện rất đa dạng để phù hợp với từng đối tượng và nội dung khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và phát huy tối đa hiệu quả đạt được của mục tiêu đề ra, kết quả khảo sát mức độ thực hiện hình thức BD được thể hiện qua bảng 2.15.
Bảng 2.15. Hình thức tổ chức BD đội ngũ CBQL trường THPT S T T Hình thức Mức độ Điểm TB Xếp bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL %
1 Đào tạo, BD thông qua kèm cặp
công việc 122 56 78 35,8 18 8,2 / / 3,48 3 2 Đào tạo BD thông qua luân chuyển,
chuyển đổi vị trí làm việc 34 15,7 56 25,7 122 56 6
2,7
6 2,54 6
3 Tổ chức lớp học, tập trung hoặc
vừa làm vừa học 76 34,9 123 56,4 19 8,7 / / 3,26 4 4 BD ở địa phương 153 70,2 56 25,7 9 4,1 / / 3,66 2
5 BD thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng 72 33 83 38,1 63 28,9 / / 3,04 5
6 Tự BD 197 90,4 21 9,6 / / / / 3,90 1
Qua bảng số liệu 2.15, có thể thấy, hình thức tự BD và BD ở địa phương được đánh giá rất cao ở mức độ rất thường xuyên chiếm 2 vị trí đầu với điểm trung bình là 3,90 và 3,66; BD theo hình thức vừa làm vừa học được đánh giá
66
mức thường xuyên, còn BD qua các phương tiện thông tin đại chúng được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng. Theo thực tế, các cấp QLGD luôn khuyến kích và động viên CBQL thực hiện BD bằng hình thức tự BD, vì đây là hình thức mang lại hiệu quả về chất lượng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, kinh phí và được phần lớn CBQL đồng tình hưởng ứng. Ngoài ra, theo nhu cầu tình hình thực tế Sở GD&ĐT phối hợp các cơ sở đào tạo tổ chức BD CBQL tại địa phương về các nội dung đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh và yêu cầu thực tiễn hiện nay, với hình thức này, CBQL vừa có thể tham gia BD vừa có thể thực hiện công tác QL ở đơn vị đảm bảo hoạt động GD diễn ra thuận lợi. Hình thức đào tạo qua luân chuyển cán bộ hay chính xác hơn là học tập qua kinh nghiệm thực tế ít được quan tâm.
Tuy nhiên, công tác tổ chức và công tác đào tạo BD của huyện Gò Quao nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung vẫn còn tồn tại các bất cập.
- Chưa thực hiện việc đào tạo, BD cho đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn trong quy hoạch trước khi bổ nhiệm.
- Số CBQL mới bổ nhiệm và số CBQL giáo dục được BD cách đây trên 5 năm chưa được cử đi BD và đi BD lại để cập nhật, bổ sung kiến thức mới về QLGD.
- Cơ chế đánh giá, bổ nhiệm CBQL chưa thực sự gắn chặt với trình độ đào tạo của cán bộ, GV. Chế độ đãi ngộ đối với GV kế cận, CBQL hầu như không có, không động viên, khuyến khích đựợc cán bộ đi học. Do đó họ không có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ, vì liên quan đến vấn đề tài chính, kinh tế gia đình của chính bản thân họ.