Đổi mới công tác đánh giá cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 103 - 105)

phổ thông vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn hiệu trưởng

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT là nhiệm vụ thường xuyên và rất cần thiết đối với sự phát triển của nhà trường, đánh giá CBQL trường THPT nhằm mục đích cho biết CBQL đang ở mức độ nào, những mặt nào làm được những hạn chế, sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra; động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL để hoạt động quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả tốt hơn.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá chuẩn HT là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với HT về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.

Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPTvừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường phù hợp với yêu cầu của sự phát triển hiện nay. Nâng cao chất lượng CBQL trường THPT theo Chuẩn HT và BD đội ngũ CBQL đạt đầy đủ các yêu cầu cơ bản đối với HT trường THPT ở mức độ cao. Nhằm đào tạo ra đội ngũ CBQL trường THPT có đầy đủ năng lực và phẩm chất để lãnh đạo, điều hành hoạt động GD&ĐT của bậc học.

Vì vậy, đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Việc đánh giá CBQL trường THPT được thực hiện linh hoạt theo yêu cầu công việc của CBQL trường THPT. Thực hiện đánh giá CBQL trường

93

THPT không chỉ cuối năm mới thực hiện mà cần phải thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất CBQL về các hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường và kết hợp với đánh giá chuẩn HT cuối năm.

+ Đánh giá CBQL: Về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, uy tín, mức độ đồng thuận đối với CBQL,…

+ Đánh giá các hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBQL: Khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc, nghiệp vụ quản lý (quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, nhân sự, công tác tư tưởng chính trị, CSVC, công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, công tác dân chủ,...).

Đánh giá CBQL trường THPT cần lượng hóa các tiêu chuẩn đối với CBQL trường THPT. Thực hiện kết hợp đánh giá CBQL trường THPT dựa trên các tiêu chuẩn quy định của Chuẩn HT quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ.

Giữa đánh giá CBQL trường THPT và chuẩn HT có mối quan hệ biện chứng với nhau, từ kết quả đánh giá HT sẽ kiểm tra được năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn, mức độ hoàn thành công việc của CBQL trường THPT.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

- Xác định vấn đề cần đánh giá CBQL trường THPT, tức là phải xác định được nội dung của vấn đề (kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hay quyền hạn của CBQL, kiểm tra những dấu hiệu sai phạm,...) và phạm vi vấn đề (kiểm tra phạm vi rộng hay hẹp tức là kiểm tra cá nhân hay tổ chức, kiểm tra toàn diện hay theo chuyên đề) cần đánh giá.

94

Thực hiện đánh giá: khi đánh giá cần làm rõ các vấn đề: Xác định được mục đích của đánh giá. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn đối với từng thành viên trong hội đồng đánh giá. Xác định các phương pháp đánh giá; Xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình đánh giá.

Xử lý kết quả: đối với những nội dung yếu kém, tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục, tiến hành đưa đi đào tạo, BD khi cần thiết; đối với các nội dung tốt thực hiện tuyên dương, nhân rộng nội dung, hình thức thực hiện đến các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện cùng lúc việc đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phối hợp các bộ phận có liên quan đến quá trình đánh giá (CBQL, chi ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và toàn thể GV).

Thực hiện việc đánh giá phải đúng quy trình.

Cần thực hiện đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT cùng lúc, tránh trường hợp hai kết quả đánh giá này có kết quả mâu thuẫn với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 103 - 105)