3.4.4.1. Khảo nghiệm sự cần thiết
Kết quả đánh giá nhận thức về sự cần thiết của các biện pháp được tổng hợp theo bảng 3.1:
Bảng 3.1: Thăm dò về sự cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
TT Các giải pháp Sự cần thiết Điểm TB Xếp bậc Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết
Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức của CBQL về phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT 113 50,7 75 33,6 25 11,2 10 4,5 3,30 4
2 Tăng cường công tác quy hoạch đội
ngũ CBQL trường THPT 90 40,3 101 45,3 23 10,3 9 4,1 3,20 5
3 Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng
đội ngũ CBQL trường THPT 92 41,2 95 42,6 34 15,2 2 0,9 3,24 6
4
Tăng cường đào tạo, BD nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT
118 53 87 39 16 7,2 2 0,9 3,44 2
5
Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT
121 54,3 88 39,5 14 6,3 3,48 1
6
Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT
108 48,4 100 44,8 15 6,7 3,42 3
99
Qua kết quả bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy: Tất cả các giải pháp được đánh giá 93,2% rất cần thiết, cần thiết; chỉ có 9,5% đánh giá ít cần thiết và 1,7% không cần thiết.
Xét riêng lẻ từng giải pháp các giải pháp (5) và (6) không có phiếu nào đánh giá là không cần thiết, điều này chứng tỏ việc tạo động lực làm việc và đẩy mạnh công tác đánh giá CBQL theo đánh giá cán bộ và đánh giá theo chuẩn là rất cần thiết. Trong khi đó giải pháp (1) và (2) có số phiếu đánh giá không cần thiết nhiều nhất, điều này chứng tỏ hai giải pháp này hiện nay đã được quan tâm nhiều nên giải pháp chưa có tính mới cao.
3.4.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi
Kết quả đánh giá nhận thức về tính khả thi của các biện pháp được tổng hợp theo bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thăm dò về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
TT Các giải pháp Tính khả thi Điểm TB Xếp bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức của CBQL về
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 86 38,6 115 51,6 11 4,9 11 4,9 3,24 6
2 Tăng cường công tác quy hoạch đội
ngũ CBQL trường THPT 101 45,3 111 49,8 7 3,1 4 1,8 3,386 3
3 Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng
đội ngũ CBQL trường THPT 96 43 110 49,3 15 6,7 2 0,9 3,35 4
4
Tăng cường đào tạo, BD nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT
102 45,7 107 48 14 6,3 3,394 1
5
Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới GD-ĐT
100 44,8 110 49,3 13 5,8 3,39 2
6
Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT
86 38,6 126 56,5 10 4,9 1 0,4 3,33 5
100
Qua kết quả bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy: Tất cả các biện pháp được đánh giá 93,4% rất khả thi và khả thi; chỉ có 5,3% đánh giá ít khả thi và 1,7% không khả thi.
Xét riêng lẻ từng biện pháp các biện pháp (5) và (6) không có phiếu nào đánh giá là không khả thi, điều này chứng tỏ việc tạo động lực làm việc và đẩy mạnh công tác đánh giá CBQL theo đánh giá cán bộ và đánh giá theo chuẩn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Trong khi đó biện pháp (1) có số phiếu đánh giá không khả thi nhiều nhất, điều này chứng tỏ giải pháp này hiện nay đã được sử dụng nhiều nên ít được quan tâm.
Thực tế cho thấy, các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang mà tôi đề xuất là phù hợp, sẽ tạo ra đội ngũ CBQL trường THPT phát triển đồng bộ, có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói riêng và chất lượng giáo dục của huyện Gò Quao nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
101
Tiểu kết chương 3
Từ những nghiên cứu về lí luận công tác phát triển đội ngũ CBQL và thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Các biện pháp này đảm bảo được các nguyên tắc mang tính khoa học, đồng bộ, thực tiễn và khả thi.
Trong các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tập trung vào giải quyết nhằm đáp ứng các yêu cầu chủ yếu nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng với nhu cầu phát triển KT- XH của huyện nhà; phát triển đội ngũ CBQL phải đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ phẩm chất và năng lực quản lý, đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bảo đảm tính khoa học, kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả QLGD ở địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Bảo đảm kết hợp giữa lợi ích trước mắt với đáp ứng những yêu cầu phát triển ổn định, bền vững, lâu dài của sự nghiệp GD&ĐT, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp với lãnh đạo các phòng ban Sở GD&ĐT, CBQL, GV các trường THPT trong huyện. Kết quả thăm dò đã chứng minh được sự cần thiết và tính khả thi cao của các biện pháp được đề xuất. Với kết quả này, chúng tôi khẳng định những biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đã đề xuất là hợp lí và có tính khả thi. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên thì đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang phát triển đồng bộ, chất lượng GD&ĐT sẽ được nâng cao.
102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
CBQL trường THPT là người trực tiếp quản lý, lãnh đạo hoạt động của trường THPT, có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cấp học, ngành học. Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấn thiết của các nhà QLGD. Với nhận thức đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi, giúp các nhà QLGD thực hiện hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn có thể rút ra những kết luận như sau:
1.1. Giáo dục bậc THPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn đất nước cần nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục bậc THPT cần đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết.
1.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang thực chất là xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, nhưng quan trọng là phát triển về chất lượng của đội ngũ, trong đó, phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và các kỹ năng quản lý, lãnh đạo giữ vị trí then chốt.
1.3. Thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT qua khảo sát cho thấy có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng lãnh đạo, quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn
103
còn tồn tại một số yếu kém đối với một số CBQL còn hạn chế về kỹ năng quản lý nhà trường, khả năng sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng thời kì hội nhập.
Về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Sở GD&ĐT đã có sự tiến bộ so với trước đây, nhưng nhìn chung CBQL trường THPT vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn đề ra trong sự phát triển giáo dục hiện nay.
1.4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 và 2, tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, đó là:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của CBQL về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT;
Biện pháp 2. Tăng cường công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT; Biện pháp 3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT;
Biện pháp 4. Tăng cường đào tạo, BD nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT;
Biện pháp 5. Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT;
Biện pháp 6. Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT.
Mỗi biện pháp được xác định rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức, điều kiện thực hiện góp phần định hướng khi triển khai các biện pháp trong thực tiễn giáo dục của huyện Gò Quao tỉnh Giang.
104
Các biện pháp được khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi trên CBQL cấp Sở và CBQL trường THPT, kết quả khảo sát đã xác nhận các biện pháp phần lớn được cho rằng là rất cấp thiết và khả thi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và có thể vận dụng trong thực tế quản lý nhà trường của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
2. Khuyến nghị
Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và nhằm thực hiện hiệu các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị.
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản xây dựng chính sách và quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể quy định mối quan hệ pháp lý và phân định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn cũng như quy trình phối hợp làm việc giữa các cấp QLGD đồng thời tăng cường quyền tự chủ cho trường THPT.
Ban hành các cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp, kịp thời và đồng bộ theo hướng đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm và quyền lợi.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
Đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục. Chỉ đạo, phân cấp quả lý nhà nước về giáo dục. Tổ chức kiểm tra, đánh giá nắm thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục hàng năm.
Tăng thêm ngân sách cho các hoạt động giáo dục và đặc biệt đầu tư thêm kinh phí thực hiện các chế độ chính sách, ưu đãi cho CBQL trường THPT về đào tạo, BD, chăm sóc sức khỏe, học tập kinh nghiệm, tôn vinh, khen thưởng.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang
Tăng cường công tác tham mưu UBND tỉnh về các chế độ chính sách ưu tiên đối với CBQL trường THPT như đã đề xuất ở biện pháp 5.
105
Tham mưu và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, BD đội ngũ CBQL trường THPT. Ban hành và thực hiện tốt các kế hoạch đào tạo, BD CBQL; thực hiện phối hợp với các cơ sở đào tạo, BD mở các lớp BD cho CBQL theo đúng dự kiến để đề ra.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT. Đào tạo chuẩn và đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý. Đảm bảo tất cả CBQL trường THPT đều được đào tạo về QLGD, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá CBQL và hoạt động quản lý của CBQL trường THPT, kết hợp với các biện pháp khen thưởng, chế tài đối với CBQL trường THPT.
Tăng cường phối hợp với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối CBQL trường THPT.
2.4. Đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở huyện Gò Quao Gò Quao
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của bản thân trong việc lãnh đạo và phát triển cuả nhà trường.
Phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực không ngừng để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý trường THPT. Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tích cực trong các hoạt động phát triển giáo dục và đặc biệt phải tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.
Thích ứng với sự thay đổi, tiếp thu tri thức mới, có khả năng đề xuất những việc làm mới, đủ sức thực hiện những điều hay vào trong công tác quản lý lãnh đạo nhà trường.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2000), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/12/2012 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường với trường trung học phổ thông chuyên, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.
9 . Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An.
107
10. Nguyễn Phúc Châu (2007), Các giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội, mã số B2007.
11. Nguyễn Phúc Châu (2010), Vai trò kép của Hiệu trưởng trường học,