trung học phổ thông
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng, hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định. Nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực
82
công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành trong từng giai đoạn cách mạng.
Công tác quy hoạch cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng. Nó giúp cho việc bổ nhiệm CBQL được chủ động, nhờ có quy hoạch cán bộ mà đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn được đào tạo, BD về phẩm chất chính trị, năng lực và nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm. Có quy hoạch đội ngũ cán bộ QLGD thì mới đáp ứng được nhiệm vụ QLGD trước mắt và lâu dài.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương về tầm quan trọng lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT; Công tác lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT cần gắn với quy mô phát triển của địa phương; đồng thời, công tác quy hoạch cần gắn với các yêu cầu về chuẩn HT cơ sở giáo dục PT và đặc thù của từng trường THPT. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các cơ quan nhà nước về giáo dục và cơ sở giáo dục về công tác lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT; biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị thực hiện tốt công tác này.
Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT phải gắn với việc đào tạo, BD cán bộ để đội ngũ định hướng phấn đấu, trưởng thành và phát triển, giúp họ nhanh chóng trưởng thành và phát triển theo mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, công tác đào tạo, BD CBQL phải có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và có chương trình đào tạo thiết thực, nếu không sẽ không bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.
Để làm tốt công tác quy hoạch cần phải: Mạnh dạn phân công, giao việc cho cán bộ trong quy hoạch để thử thách, đồng thời cử người trách nhiệm BD,
83
dìu dắt, giúp đỡ cán bộ. Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung, điều chỉnh những thiếu sót, không còn phù hợp trong quy hoạch để quy hoạch thực hiện bảo đảm có chất lượng và hiệu quả. Quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu về chất lượng, số lượng, sự phân bổ, cơ cấu, nhất là về trình độ, độ tuổi, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Rà soát lại đội ngũ, phê chuẩn quy hoạch cán bộ, từ đó xác định tình hình và chất lượng đội ngũ nguồn, bổ sung vào các vị trí CBQL. Phát hiện, thẩm định và quản lý cán bộ dự nguồn trẻ, có triển vọng, cán bộ nữ trong hoạt động giảng dạy.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương về tầm quan trọng của quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT gồm một số yêu cầu sau: Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc công tác quy hoạch cán bộ. Rà soát lại việc thực hiện quy hoạch cán bộ QLGD giai đoạn trước, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ QLGD trường THPT giai đoạn tiếp theo. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn: Kế hoạch đào tạo, BD cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch; kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch của cấp mình, đơn vị mình đảm bảo theo đúng tiến độ.
Lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch là khâu quan trọng nhất trong thực hiện quy hoạch thể hiện kết quả của công tác quy hoạch cán bộ. Do vậy, việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ đã quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ.
84
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có sự thống nhất và đồng bộ về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL từ Trung ương đến địa phương.
Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc công tác quy hoạch cán bộ. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL.
Tạo điều kiện cho cán bộ quy hoạch có cơ hội làm việc, rèn luyện bản thân trước khi được bổ nhiệm.
Kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cá nhân không còn phù hợp hay không có ý chí phấn đấu vươn lên, tự hoàn thiện bản thân.
3.2.3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tuyển dụng CBQL trường THPT là quy trình sàng lọc và chọn lựa những người có đủ năng lực đáp ứng công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động của trường THPT. Việc tuyển chọn CBQL là việc làm khó khăn của công tác quản lý, nhằm xây dựng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ cơ cấu, hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả chung của bậc học, ngành học.
Việc sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT cũng không kém phần quan trọng so với công tác tuyển chọn CBQL, việc sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL là công việc tiếp theo sau khi tuyển chọn CBQL. Sử dụng CBQL trường THPT nhằm xem xét sự phù hợp của từng đối tượng xem có đáp ứng yêu cầu thực tiễn và có phát huy tối đa năng lực lãnh đạo, quản lý của người CBQL.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Việc tuyển dụng đội ngũ CBQL trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Giang từ trước đến nay được thực hiện bằng cách lựa chọn những đối tượng
85
trong danh sách cán bộ được quy hoạch để thực hiện bổ nhiệm, nên dẫn đến thực trạng đôi khi có một số CBQL trường THPT sau khi được bổ nhiệm vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của người CBQL mà phải tiếp tục đưa đi đào tạo, BD sau khi bổ nhiệm nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng hoạt động chung của nhà trường. Vì vậy, cần phải thực hiện tốt quy trình tuyển dụng CBQL trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, đây là việc cần thiết, phải được thực hiện trong thời gian tới nhằm kiện toàn đội ngũ CBQL trường THPT để đạt chất lượng cao, thực hiện tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Quy trình thực hiện tuyển dụng CBQL:
- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyển dụng CBQL truờng THPT bằng hình thức cạnh tranh theo yêu cầu từng thời điểm.
- Thành lập Hội đồng tuyển dụng đảm bảo đúng thành phần theo quy định.
- Quy định đối tượng tham gia dự tuyển và nội dung tiêu chí tuyển dụng phải được cụ thể hóa các yêu cầu như: về văn bằng chuyên môn phải phù hợp với vị trí tuyển dụng, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ QLGD, ngoại ngữ, tin học, độ tuổi, sức khỏe, mức đạt được theo Chuẩn HT,... các nội dung phải được công khai rộng rãi đến toàn bộ đối tượng có liên quan.
- Thực hiện quy trình tuyển dụng đúng quy định đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công bằng, công khai, khách quan, minh bạch, cạnh tranh trong tuyển dụng.
86
- Triển khai các văn bản quy định về công tác sử dụng công chức, viên chức đến toàn bộ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh để nắm rõ các nội dung quy định và nghiêm túc thực hiện.
- Ngoài công tác quản lý hành chính, nhà quản lý cần xây dựng mối quan hệ tốt, đúng mực với các CBQL trường THPT để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đặc điểm của từng cá nhân, đồng thời cũng phải tìm hiểu về điều kiện và môi trường làm việc của từng CBQL từ đó mới có thể đưa ra các quyết định về việc quản lý CBQL trường THPT một cách phù hợp với từng người, có như vậy mới nâng cao được năng lực sở trường của CBQL trường THPT.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi để CBQL thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường kiểm tra, giúp đỡ và kịp thời khắc phục những thiếu sót để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
- Chế độ chính sách và quyền lợi của CBQL phải được đảm bảo, khi CBQL trường THPT đạt thành tích cao nên thực hiện thăng hạng cho CBQL hoặc đề bạt các chức danh khác cao hơn khi cần.
- Thực hiện giao quyền tự chủ tuyệt đối cho CBQL trường THPT.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần được sự thống nhất, quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về tổ chức tuyển dụng CBQL trường THPT. Sự thống nhất của UBND tỉnh về việc tổ chức tuyển dụng CBQL trường THPT bằng hình thức cạnh tranh tương ứng từng thời điểm thích hợp.
- Sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của đội ngũ CBQL trường THPT đối với việc tổ chức tuyển dụng CBQL trường THPT.
- Quan trọng là yếu tố con người, cần có sự phối hợp và đồng lòng của nhà quản lý và CBQL trường THPT.
- Đầu tư CSVC, trang thiết bị, kinh phí thực hiện tuyển dụng CBQL trường THPT.
87