Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 105 - 108)

Trong các biện pháp đã nêu ở trên, muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, luôn phải xác định những nguyên tắc định hướng và có các biện pháp cụ thể, mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối còn có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này là kết quả để thực hiện các biện pháp khác.

Để thực hiện thành công công tác phát triển đội ngũ, điều kiện cần và cũng là tiền đề thực hiện cho một sự phát triển là “nâng cao nhận thức”. Nói cách khác, công việc đầu tiên của một hoạt động phát triển đội ngũ là công tác tư tưởng, khi CBQL trường THPT có tư tưởng thông suốt, nhận thức rõ ràng

95

là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự phát triển đội ngũ thành công. Vì vậy, biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức của CBQL về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT” là biện pháp tiền đề, là biện pháp có ý nghĩa như là “điều kiện cần” để thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất.

Các biện pháp còn lại có tính độc lập tương đối, cụ thể: biện pháp 2 “Tăng cường công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT” và biện pháp 4 “Tăng cường đào tạo, BD nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT” là tiền đề cho biện pháp 3 “Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT” và biện pháp 6 “Đổi mới công tác đánh giá CBQL trường THPT vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn HT”. Và ngược lại, biện pháp 3; 6 là cơ sở để thực hiện biện pháp 2; 4. Biện pháp 5 “Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT” là điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp đề ra.

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang được đề xuất trong luận văn có mối quan hệ mật thiết với nhau, được mô tả qua sơ đồ 3.1.

96

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Nâng cao nhận thức của CBQL về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT (1) Tăng cường công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT (2)

Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự

nghiệp đổi mới GD&ĐT (5) Tăng cường đào tạo, BD nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD&ĐT (4)

Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT (3)

Đổi mới công tác đánh giá

CBQL trường THPT

vừa theo yêu cầu đánh giá cán bộ vừa theo chuẩn

HT (6)

97

Như vậy, 6 biện pháp trên mặt dù được phân chia thành các biện pháp, nhưng thực tế chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng lẫn nhau để mang lại hiệu quả trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Cần tổ chức kết hợp đồng bộ cả 6 biện pháp trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, để hướng tới xây dựng đội ngũ CBQL có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 105 - 108)