Tạo động lực để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 103)

trường trung học phổ thông ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiến tạo môi trường tích cực giúp đội ngũ CBQL các trường THPT phát huy phẩm chất, năng lực góp phần hiện thực hóa các giải pháp then chốt phát triển đội ngũ CBQL giáo dục.

Tạo động lực, động viên đội ngũ CBQL trường THPT giúp họ toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT. Tích cực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

90

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng động cơ làm việc tích cực cho đội ngũ CBQL các trường THPT.

Đầu tư xây dựng trường học, CSVC, trang thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL hoạt động thuận lợi. Tiếp tục cải tiến chế độ, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu của đội ngũ CBQL các trường THPT để CBQL đảm bảo cuộc sống gia đình, yên tâm công tác, hết mình cống hiến.

Thực hiện đúng quy chính sách đào tạo, BD CBQL nâng cao trình độ, có kinh phí chi thường xuyên cho tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý. Có nguồn tài chính hàng năm dành riêng cho đội ngũ CBQL đi tham quan, học tập kinh nghiêm điển hình, các mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại trong nước.

Luôn thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trường THPT.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Kiến tạo môi trường làm việc - một trong những thành tố căn bản của mọi tổ chức:

Môi trường làm việc trong nhà trường bao gồm: CSVC, bầu không khí tâm lý, chế độ chính sách, mối liên hệ giữa các thành viên trong trường và tổ chức bên ngoài nhà trường.

Để kiến tạo môi trường làm việc tích cực, người cán bộ lãnh đạo cần nhận thức đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, một tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quản lý và biểu đạt mức độ thấu hiểu vai trò của môi trường tác động đến chất lượng giáo dục như thế nào; từ đây chủ thể quản lý tổ chức thực hiện.

91

Tạo động lực làm việc cho CBQL trường THPT, có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với CBQL tâm huyết gắn bó với địa phương.

Đầu tư kinh phí, tăng cường các phươn tiện, điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý trường THPT. Đồng thời, chú trọng BD phẩm chất đạo đức nhà quản lý, tạo cơ hội để thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của từng CBQL trường THPT.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giáo dục của tỉnh nhà.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm của Chính phủ về công cuộc cải cách tiền lương, bậc lương phù hợp cho từng đối tượng công chức, viên chức trong đó đặc biệt quan tâm đến CBQL trường THPT. Sự quan tâm, đầu tư cho ngành giáo dục của lãnh đạo các cấp, các ngành trong cả nước về thực hiện các chế độ chính sách cho ngành giáo dục mà cụ thể là đối với CBQL trường THPT.

Có chính sách “khuyến học” cho CBQL nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. Tạo điều kiện cho CBQL được học tập kinh nghiệm giao lưu trong và ngoài nước, tạo không khí sôi nổi, cạnh tranh lành mạnh, tránh sự bảo thủ, giúp người CBQL nâng cao năng lực, cập nhật thông tin. Gắn đào tạo với sử dụng, với tiêu chuẩn hóa, khuyến khích tự học tập, tự đào tạo. Đầu tư kinh phí, tăng cường các phương tiện, điều kiện làm việc cho CBQL trường THPT.

Cần có chính sách thưởng, phạt công minh, nghiêm túc và kịp thời đối với CBQL, các chính sách này phải gắn người CBQL với trường THPT mà họ được giao đảm nhiệm.

92

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông ở huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 103)