của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Qua kiểm tra, đánh giá các hoạt động sư phạm của ĐNGV nhằm có biện pháp quản lý tích cực, chủ động trong hoạt động dạy và học, kịp thời phát hiện những sai lệch, những biểu hiện hay dấu hiệu vi phạm các quy định, quy chế chuyên môn để uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh, tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cá nhân và tập thể. Đồng thời, qua kiểm tra sẽ phát hiện những nhân tố tích cực, những đổi mới trong chuyên môn nghiệp vụ, những giáo viên có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt làm nòng cốt cho trường, cho ngành giáo dục để có thể quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ hỗ trợ hoạt động chuyên môn của ngành.
Thông qua CBQL kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của GV, từ đó làm căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, bồi dưỡng giúp cho ĐNGV hoàn thiện hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, các văn bản chỉ đạo cấp trên; việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động sư phạm của ĐNGV THCS Phòng GD-ĐT chỉ đạo, lãnh đạo các trường trực tiếp kiểm tra các hoạt động sư phạm của GV theo kế hoạch kiểm tra nội bộ theo năm học, nội dung kiểm tra cụ thể như:
106
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách GV theo quy định như giáo án, sổ dự giờ, sổ sách cá nhân;
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình;
- Kiểm tra việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn của GV; - Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ, cụm chuyên môn;
- Kiểm tra sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường THCS qua mạng.
- Dự giờ để đánh giá đúng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV. Phòng GD-ĐT kiểm tra Hiệu trưởng việc thực hiện quy chế chuyên môn triển khai chỉ đạo thực hiện Hoạt động sư phạm của nhà giáo tại đơn vị, nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, hạn chế, phát huy các ưu điểm nhân rộng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển.
3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp
Đầu năm học Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc, trong đó kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Trên cơ sở đó, Thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ tại đơn vị, tăng cường, thường xuyên kiểm tra chất lượng giờ dạy của GV trên lớp, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện theo các quy định về chuyên môn theo hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; sinh hoạt tổ/khối chuyên môn và công tác chủ nhiệm (nếu được phân công).
Các căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra nhà trường: Căn cứ quy định, quy chế của Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT; dựa vào tình hình thực tế của trường mà Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch kiểm tra các hoạt động nhà trường theo chuyên đề cho phù hợp. Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo thực hiện đầy đủ phương thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất theo nội dung chuyên đề kiểm tra.
107
Niêm yết công khai kế hoạch kiểm tra định kỳ cho toàn thể cán bộ, GV và nhân viên biết để thực hiện. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công khai trong sinh hoạt Tổ chuyên môn hoặc Hội đồng Sư phạm của trường.
Hàng năm, Phòng GD-ĐT triển khai kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra nội bộ hoạt động sư phạm nhà giáo của các trường THCS trong huyện. Việc kiểm tra cụ thể thông qua công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ/khối chuyên môn; có thể kiểm tra thực tế các hoạt động chuyên môn: việc soạn giảng giáo án, hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định của ngành, của trường, có thể dự giờ tiết dạy… để đánh giá họat động sư phạm của ĐNGV THCS, có sự chỉ đạo, quán triệt phù hợp với thực tiễn.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được thường xuyên và phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ. Phải làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi tổ chức kiểm tra, đánh giá.
Các cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch kiểm tra, căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ, Thông tư 39/2013/TT- BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá qua mạng, các công văn, kế hoạch Sở GD-ĐT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Việc kiểm tra không báo trước hoạt động sự phạm GV tránh tạo áp lực, gây căng thẳng cho GV ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Thực hiện biện pháp kiểm tra này, ngành giáo dục không ôm nhiều việc do nhân lực của Phòng GD-ĐT ít, sử dụng nguồn nhân lực kiểm tra thiết thực tại cơ sở giáo dục, hạn chế kinh phí trưng dụng cộng tác viên đi kiểm tra các trường, không gây áp lực cho GV, giao việc tự chủ đánh giá ĐNGV cho Hiệu trưởng nhà trường.
108