Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 27)

Nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu, rộng, đòi hỏi ngành giáo dục phải tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục sâu sắc, triệt để và toàn diện hơn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) Đảng xác định rõ quan điểm đổi mới

17

căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là: GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; trong nhiệm vụ, giải pháp nêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD-ĐT của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục” [16]. Nghị quyết chỉ rõ: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Thực tế này đòi hỏi ĐNGV ở trường THCS phải không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của bản thân để giải quyết có hiệu quả các vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra.

Trên thế giới hiện nay, xây dựng xã hội học tập suốt đời là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng một nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời, toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học hành của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Thế giới đang bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI bằng cuộc đua tranh kinh tế ráo riết với tốc độ chưa từng có trong lịch sử phát triển nhân loại; trong cuộc đua tranh này, phần thắng sẽ thuộc về các nước không chỉ xây dựng và phát triển được một nền kinh tế hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ cao mà còn GD-ĐT được một đội ngũ lao động năng động và sáng tạo, có trình độ nghề nghiệp cao, phù hợp với nhu cầu của đời sống sản xuất và đời sống xã hội hiện đại.

Để đáp ứng những nhu cầu nêu trên, UNESCO đã đưa ra bốn nội dung cơ bản trong Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI trong đó có điểm nhấn

18

mạnh về việc phát triển ĐNGV như sau: “GV phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt tri thức. Việc giảng dạy phải thích nghi với người học chứ không phải buộc người học tuân theo các quy định có sẵn từ trước theo thông lệ cổ truyền”. Do đó xây dựng và phát triển ĐNGV trong thời đại hiện nay là cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập và đạt đến mục tiêu giáo dục theo xu hướng hiện đại.

Trong nhà trường phổ thông ĐNGV là lực lượng nòng cốt, là điều kiện tiên quyết biến những mục tiêu chiến lược trở thành hiện thực, sứ mạng cao cả của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và tìm ra con đường ngắn nhất, cách thức độc đáo, hiệu quả nhất trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, chúng ta cần coi trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV là chìa khóa đi tới sự thành công.

Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông, có nhiều cấp học, [10] tại điều 31 đã quy định rõ nhiệm vụ của GV trung học (GV bộ môn) như sau:

Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; giữ gìn phẩm

19

chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, GV bộ môn THCS có thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác như: công tác chủ nhiệm, làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, làm công tác tư vấn cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định điều lệ.

1.3.3. Yêu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Mục tiêu phát triển ĐNGV THCS là tạo ra ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của các trường THCS, góp phần phát triển con người toàn diện theo xu hướng hội nhập.

1.3.3.1. Yêu cầu đảm bảo số lượng

ĐNGV THCS được xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế GV/lớp theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 [8] và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD-ĐT [14]. Theo Thông tư này, định mức biên chế bố trí tối đa 1.9 GV trên một lớp. Định mức này bao gồm cả GV dạy các môn: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, ngoại ngữ và dạy tiếng dân tộc; GV kiêm nhiệm: công tác chủ nhiệm, phổ cập, kiêm phụ trách phòng học bộ môn, các đoàn thể nhà trường. Đơn thuần về thì việc xác định biên chế GV cần có cho một trường, một cấp học là

20

Định mức biên chế giáo viên = Số lớp học x 1.9

Nhu cầu giáo viên = Số giáo viên hiện có + Số giáo viên chuyển đến – Số giáo viên nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, chết, nghỉ việc,

số giáo viên chuyển đi trường khác

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển quy mô lớp học, Hiệu trưởng xác định được ngay số lượng GV cần có cho một trường, một cấp học. Từ đó, căn cứ vào số GV hiện có, sau khi trừ đi số GV nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (nghỉ hộ sản, nghỉ ốm đau, nghỉ dưỡng sức – chỉ tính nhu cầu GV thỉnh giảng hoặc phát sinh tiết dạy thêm giờ, không tính nhu cầu GV bổ sung thêm, do GV này hết thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục công tác), chết, nghỉ việc, thuyên chuyển trong hè để xác định được nhu cầu GV cần bổ sung cho nhà trường theo năm học, cụ thể:

Một nội dung cần quan tâm khi xem xét về số lượng GV là những biến động liên quan chi phối đến việc tính toán số lượng, chẳng hạn như: Việc bố trí sắp xếp ĐNGV phù hợp với năng lực tại thời điểm, thực trạng sĩ số học sinh/lớp, số lớp học theo khối lớp, định mức giờ dạy theo số tiết kiêm nhiệm, định mức về lao động của GV, chương trình môn học… đều có ảnh hưởng chi phối đến số lượng ĐNGV.

Trong điều kiện thực tế hiện nay các trường THCS có sự thừa thiếu cục bộ GV ở các bộ môn, không phân công đảm bảo số tiết theo quy định được do quy định số tiết dạy theo phân phối chương trình, quy mô lớp học của nhà trường, số lượng GV của bộ môn, chẳng hạn như: năm học 2018-2019 trường có 25 lớp học từ khối lớp 6 đến 9, đối với môn học Địa lí theo phân phối chương trình dạy 01 tiết/tuần. Nếu trường có một GV môn địa lí thì thiếu GV (thừa 06 tiết/tuần), nếu trường bố trí hai GV địa lí thì thừa GV

21

(thiếu 13 tiết dạy/tuần); nhiều bộ môn thừa thiếu cục bộ không thể bố trí nhu cầu GV đúng định mức theo quy định được. Từ đó Hiệu trưởng phải phân công GV kiêm nhiệm công tác khác để đảm bảo định mức biên chế một cách tương đối.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ có nêu: “Đảm bảo từng bước có đủ GV thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, GV dạy ngoại ngữ, GV tư vấn học đường và hướng nghiệp, GV giáo dục đặc biệt và GV giáo dục thường xuyên” [36].

Trong phạm vi cả nước hiện nay, việc đào tạo sinh viên ngành sư phạm cho toàn xã hội thiếu kế hoạch, đào tạo vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở giáo dục, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, đặc biệt sinh viên ngành sư phạm dạy cấp phổ thông, gây lãng phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho đào tạo sinh viên các trường công lập, lãng phí tiền gia đình lo cho sinh viên học tập và làm nảy sinh các vấn đề xã hội liên quan. Số lượng GV là một yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó rất quan trọng, nhưng vấn đề chất lượng còn quan trọng hơn, nên cần phải xem xét một cách thấu đáo đến cơ cấu đội ngũ.

1.3.3.2. Yêu cầu đảm bảo chất lượng

a) Yêu cầu về trình độ đào tạo và nghiệp vụ sư phạm

Chất lượng ĐNGV bao hàm nhiều yếu tố: Trình độ đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên công tác trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà GV đó đã và đang đảm nhận, sự hài hòa giữa các yếu tố… Các vấn đề này có thể đề cập ở 2 nội dung:

-Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn hay trên chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy; chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo...

22

-Sự hài hòa giữa các yếu tố trong đội ngũ: Hài hòa giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo; giữa phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn; sự hài hòa giữa nội dung công việc và vị trí mà GV đang đảm nhận…

Từ việc phân tích, xác định nội dung, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV THCS, những biện pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm công việc: đào tạo cơ bản ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật tri thức; các biện pháp về tổ chức, nhân sự để hoàn thiện bộ máy, nhằm tạo ra môi trường công tác tốt. Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo.

Song song với việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá tình hình giảng dạy của GV để duy trì hoạt động. Thanh tra giáo dục cần có những biện pháp để duy trì các quy chế về giảng dạy và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đáp ứng yêu cầu tình hình mới, đổi mới quy trình và cơ chế đánh giá, xếp loại GV hàng năm của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp.

b) Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị- xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân;

- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh;

23

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt;

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục;

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

1.3.3.3. Yêu cầu đảm bảo cơ cấu a)Cơ cấu theo trình độ đào tạo

Cơ cấu GV theo trình độ đào tạo là sự phân chia GV theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của GV THCS có thể có là: Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm, Thạc sĩ và các trình độ tương ứng chuyên ngành không phải sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động giáo dục liên quan để đạt đến cơ cấu cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Số GV chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định, đương nhiên phải học tập đạt chuẩn hay vượt chuẩn. Nhưng xác định một tỷ lệ thích đáng cho số GV đào tạo vượt chuẩn là một vấn đề cần quan tâm, để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ có nêu [37]: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo GV, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo GV”. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% GV mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% GV mầm

24

non, 100% GV tiểu học, 88% GV trung học cơ sở và 16,6% GV trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; có 38,5% GV trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ”[33].

Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại điều 33 đã quy định rõ yêu cầu về trình độ chuẩn đào tạo của GV THCS [10]:

+ Chuẩn trình độ đào tạo của GV THCS là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Năng lực giáo dục của GV THCS được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp GV theo quy định.

+ GV chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)