Tình hình giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 56 - 62)

Trong những năm gần đây, sự nghiệp GD-ĐT huyện có những bước phát triển đáng kể cả về cơ cấu, quy mô và chất lượng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển. Năm học 2018-2019, Toàn huyện có 49 trường (09 trưởng mầm non – mẫu giáo, 27 trưởng tiểu học, 08 trường THCS, 01 trường THCS Dân tộc nội trú và 04 trường trung học phổ thông) với 572 lớp và có trên 20.570 học sinh từ cấp học mầm non đến cấp trung học phổ thông.

Toàn ngành có 1.491 CBQL, viên chức và người lao động trong biên chế. Trong đó, CBQL, viên chức 1.371 người, hợp đồng theo Nghị định 68 là 120 người; nữ 692 người; dân tộc 384 người, chiếm tỷ lệ 25,75%; cán bộ, GV là đảng viên 663 người, tỷ lệ 44.46%. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày

46

TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”, ngành giáo dục huyện đã xây dựng đề án triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL giáo dục, trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng GV đạt chuẩn và nâng chuẩn được quan tâm. Từng bước củng cố chất lượng đội ngũ nhà giáo trong toàn huyện để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đến nay trình độ chuyên môn GV đạt chuẩn 100%, trong đó tỷ lệ GV trên chuẩn cấp học Mầm non - Mẫu giáo 78.60%, cấp Tiểu học 87.57%, Cấp THCS 77,59%; CBQL trên chuẩn 85,85%. Đội ngũ CBQL, GV có lập trường tư tưởng vững vàng, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học có sự chuyển biến tích cực.

Thực hiện Chương trình hành động số 39-CTr/HU ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Huyện ủy và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Tú lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 nêu rõ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cáo chất lượng GD-ĐT, trong đó chú trọng việc dạy chữ, dạy người và dạy nghề; duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, đẩy mạnh hướng nghiệp trong học sinh, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia; sắp xếp hệ thống trường lớp phù hợp, theo hướng giảm dần các điểm lẻ những nơi có điều kiện; ưu tiên đầu tư hệ thống trường mầm non - mẫu giáo; sắp xếp tuyển chọn, bố trí đội ngũ CBQL, GV đủ số lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định… Chỉ tiêu đến năm 2020, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 70%; tỷ lệ huy động học sinh đến nhà trẻ 15%, mẫu giáo 90% (trong đó trẻ 5 tuổi 99%), tiểu học 99,9%, THCS 96%, trung học phổ thông 75%”. Đây là tiền đề để phát triển giáo dục trong giai đoạn 2015 – 2020 của huyện Mỹ Tú và tỉnh Sóc Trăng.

47

Hệ thống trường lớp từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp theo hướng kiên cố hóa; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được trang bị theo hướng đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tỷ lệ huy động học sinh ở các cấp trường được duy trì ổn định, từng bước giảm dần tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Đến nay, có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, xóa mù chữ tiếp tục được giữ vững. Toàn ngành hiện có 25/49 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 51,02%; cấp THCS có 6/9 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 66,67%. Năm học 2017-2018, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99.7%; tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt 97,4% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,24%. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học khuyến tài từng bước được quan tâm đúng mức.

Thực trạng của cấp trung học cơ sở thể hiện cụ thể sau:

- Về quy mô trường, lớp, học sinh, học sinh hoàn thành chương trình THCS và học sinh tốt nghiệp THCS từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018-2019: được cụ thể trong bảng 2.1

Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh các trường THCS, huyện Mỹ Tú

Năm học Số trường Số lớp Số HS HS hoàn thành CTTHCS (%) HS tốt nghiệp THCS (%) 2016-2017 09 126 4.182 1.040/1.040 (100%) 1.013/1.040 (97,40%) 2017-2018 09 122 4.072 1.156/1.156 (100%) 1.142/1.156 (98,79%) 2018-2019 09 125 4.260 1.129/1.129 (100%) 1.114/1.129 (98,67%) (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Tú) Trong 03 năm học qua chất lượng giáo dục các trường THCS trực thuộc phòng GD-ĐT từng bước được nâng lên, thể hiện cụ thể qua số liệu bảng 2.2.

48

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục các trường THCS trực thuộc năm học 2016-2017 đến 2018-2019 STT Tên trường NH 2016-2017 NH 2017-2018 NH 2018-2019 Tỷ lệ HS lên lớp Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS Tỷ lệ HS lên lớp Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS Tỷ lệ HS lên lớp Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS 1 THCS Huỳnh Hữu Nghĩa 91.45 97,48 96.8 97.74 96.8 98.86 2 THCS Long Hưng 87.13 98,99 93,1 100,0 94,1 100,0 3 THCS Hưng Phú 95,56 100,0 97,1 100,0 96,0 100,0 4 THCS Mỹ Phước 95,22 98,78 98,0 98,91 95,7 98,15 5 THCS Mỹ Phước A 96,20 100,0 96,7 96,43 98,1 100,0 6 THCS Mỹ Tú 97,14 96,63 95,8 96,15 96,9 97,53 7 THCS Thuận Hưng 89,26 87,01 96,2 100,0 95,7 98,41 8 THCS Phú Mỹ 91,04 98,53 96,5 100,0 97,4 100,0 9 THCS Dân tộc nội trú Mỹ Tú 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Tỷ lệ chung 93,00 97,40 96,6 98.79 96,5 98,67 (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Tú) Qua kết quả bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy quy mô trường, lớp, chất lượng dạy học và học sinh tốt nghiệp THCS tương đối ổn định trong 03 năm; số học sinh lên lớp hàng năm được giữ vững khá ổn định, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa các trường THCS trong huyện, riêng trường THCS Dân tộc nội trú Mỹ Tú chất lượng ổn định qua từng năm học, cho thấy chất lượng xét

49

tuyển đầu vào chặt chẽ; học sinh hoàn thành chương trình THCS cũng được giữ vững qua từng năm học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm của 09 trường THCS trên 97% và có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị - đồ dùng dạy học là một trong các yếu tố hết sức quan trọng góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và phát triển giáo dục ở địa phương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp nên số phòng học, phòng chức năng được xây dựng bổ sung và cải tạo nâng cấp; trang thiết bị - đồ dùng dạy học các điểm trường THCS được bổ sung hàng năm cơ bản đảm bảo việc dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho học 2 buổi/ngày. Cuối năm 2018 có 6/9 trường đạt chuẩn Quốc gia, từ đó cho thấy ngành giáo dục đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia theo chỉ tiêu của Nghị quyết Đảng bộ huyện và tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.

- Kết quả hai mặt giáo dục

Chất lượng giáo dục là cơ sở để đánh giá các trường đạt được mục tiêu giáo dục, mục tiêu của nhà trường đề ra. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh trung học cơ sở

* Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh

Năm học Số HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2016-2017 4.182 3.130 74,8 821 19,6 227 5,4 04 0,1 2017-2018 4.072 3.210 78,8 732 18,0 126 3,1 04 0,1 2018-2019 4.260 3.405 79,9 743 17,4 104 2,4 08 0,2 (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Tú)

50

* Kết quả xếp loại học lực học sinh

Năm học Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2016-2017 4.182 816 19,5 1.597 38,2 1.466 35,1 226 5,4 77 1,8 2017-2018 4.072 903 22,2 1.623 39,8 1.391 34,2 134 3.3 21 0.5 2018-2019 4.260 954 22,4 1.730 40,6 1.425 33,5 139 3,2 12 0,3 (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Tú) Kết quả hạnh kiểm, học lực học sinh ở bảng 2.3 cho thấy số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi năm học sau cao hơn năm học trước (chiếm trên 60% so với tổng số học sinh); số học sinh học lực trung bình, yếu, kém có chiều hướng giảm dần qua từng năm học. Kết quả cho thấy chất lượng dạy và học được nâng lên. Công tác giáo dục đạo đức học sinh được ngày càng được quan tâm đúng mức, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu giảm rõ rệt qua từng năm học, cho thấy thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học, học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 94% trở lên.

Tóm lại, Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Tú có một số thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn như: chuyển dịch kinh tế còn chậm, tỷ trọng thương mại dịch vụ còn thấp. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đời sống của nhân dân vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục chưa thực sự vững chắc, thiết bị - đồ dùng dạy học còn thiếu so với yêu cầu; ĐNGV còn thừa thiếu cục bộ giữa các cấp học, trình độ đạt, vượt chuẩn của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tiếp tục được nâng lên nhưng một bộ phận vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét về năng lực quản lý, năng lực giảng

51

thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư chưa đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 56 - 62)