Tầm quan trọng việc phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 38)

Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, GD-ĐT luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu, rộng, đòi hỏi ngành giáo dục phải tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục sâu sắc, triệt để và toàn diện hơn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định rõ quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí...[16]. Nghị quyết chỉ rõ: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Thực tế này đòi hỏi ĐNGV ở trường THCS phải không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của bản thân để giải quyết có hiệu quả các vấn đề do thực tiễn giáo dục đặt ra. Trên thế giới hiện nay, xây dựng xã hội học tập suốt đời là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển

27

kinh tế - xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng một nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời, toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học hành của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc đua tranh kinh tế ráo riết với tốc độ chưa từng có trong lịch sử phát triển nhân loại, phát triển được một nền kinh tế hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ cao mà còn GD- ĐT được một đội ngũ lao động năng động và sáng tạo, có trình độ nghề nghiệp cao, có khả năng tự lựa chọn, định hướng và phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của mình cho phù hợp với nhu cầu của đời sống sản xuất và đời sống xã hội hiện đại. Để đáp ứng những nhu cầu đó, UNESCO đã đưa ra bốn nội dung cơ bản trong Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI trong đó có điểm nhấn mạnh về việc phát triển ĐNGV như sau: “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt tri thức. Việc giảng dạy phải thích ghi với người học chứ không phải buộc người học tuân theo các quy định có sẵn từ trước theo thông lệ cổ truyền”. Do đó xây dựng và phát triển ĐNGV trong thời điểm hiện nay là cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập và đạt đến mục tiêu giáo dục theo hướng hiện đại.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, là điều kiện tiên quyết biến những mục tiêu chiến lược trở thành hiện thực, thực hiện sứ mạng cao cả của nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu và tìm ra con đường ngắn nhất, cách thức độc đáo, hiệu quả nhất trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy, chúng ta cần coi trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THCS nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 38)