Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 90)

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên sở ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

TT Các yếu tố tác động Mức độ tác động Mạnh Trung bình Yếu SL TL % SL TL % SL TL % 1 Những định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ giáo viên các vùng khó khăn

128 42,67 167 55,66 5 1,67

2

Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

173 57,67 124 41,33 3 1,0

3

Sự quan tâm cụ thể, thiết thực (tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị - đồ dùng dạy học) của các cấp quản lý giáo dục đối với sự phát triển ĐNGV THCS

119 39,67 164 54,66 17 5,67

4

Những hạn chế trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số

131 43,67 158 52,66 11 3,67

Qua kết quả khảo sát bảng 2.18 nhận thấy, công tác phát triển ĐNGV chịu sự tác động và ảnh hưởng rất lớn từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sự quan tâm những đổi mới trong quản lý giáo dục, nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan và CBQL giáo dục của CBQL, GV THCS 09 trường cho rằng rất quan trọng. Những tác động trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến phát huy năng lực GV; nhà trường tạo điều

80

kiện thuận lợi về mọi mặt như: tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị - đồ dùng dạy học… để GV THCS được học tập và giảng dạy; các quy định của Nhà nước về tuyển dụng GV THCS ảnh hưởng rất lớn đến phát triển đội ngũ; chính sách của Nhà nước về vấn phát triển giáo dục vùng các vùng khó khăn, kinh phí để thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV là không thể thiếu, chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút có tác động ảnh hưởng phát triển ĐNGV.

Từ những yếu tố tác động, ảnh hưởng trên, qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy nhờ sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng GD-ĐT và cấp trên mà công tác phát triển ĐNGV của huyện có chiều hướng phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần quan tâm về chất lượng ĐNGV như: còn bộ phận GV năng lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; số lượng GV GV thừa thiếu cục bộ nhưng không thể tuyển dụng thêm ĐNGV trẻ kế thừa; nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng thường xuyên chưa sát với thực tiễn và năng lực ĐNGV; công tác thi đua khen thưởng, chế độ tiền lương chưa thật sự đảm bảo công bằng giữa các xã trong huyện, chưa khích lệ GV, thu hút nhân tài; kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.6. Đánh giá chung về phát triển thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

2.6.1. Những mặt mạnh

Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV các trường THCS huyện Mỹ Tú luôn quan tâm; việc xây dựng kế hoạch sắp xếp, quy mô trường, lớp phù hợp với thực tế của ngành giáo dục huyện và địa phương. Số lượng GV THCS đảm bảo số lượng GV để thực hiện giảng dạy và thực hiện công tác kiêm nhiệm các trường THCS trong huyện theo quy mô lớp học tương đối ổn định. Chất lượng dạy học ổn định, qua các năm học.

81

tuyển dụng đã coi trọng đến nhu cầu của các nhà trường và chất lượng của các ứng viên nên kết quả tuyển dụng về cơ bản đúng đối tượng đảm bảo cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu thực tế các trường.

Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là phù hợp và đúng với trình độ chuyên môn giáo viên được đào tạo. Vì thế đã phát huy và khai thác được khả năng, sở trường của từng GV, đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV.

Số lượng GV tham gia các khóa học, bậc học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm sau cao hơn năm trước. Đa số GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn và trên chuẩn. Cơ cấu ĐNGV cơ bản cân đối về cơ cấu giới tính, số GV người dân tộc đáp ứng được nhu cầu công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Luôn quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cơ bản đảm bảo các chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo môi trường làm việc tốt cho ĐNGV, trang bị những đồ dùng, thiết bị dạy học cơ bản đầy đủ tạo môi trường thuận lợi giảng dạy, quan tâm động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tâp để nâng cao trình độ.

Công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV THCS được quan tâm, tiến hành thường xuyên, GV tích cực tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao.

Đa số nhà giáo có phẩm chất đạo đức trong sáng, tư tưởng, chính trị vững vàng, luôn luôn tin tưởng và chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Số GV có trình độ sơ cấp, trung cấp lý luận Chính trị chiếm tỷ lệ 17,73%, thuận lợi trong công tác tạo nguồn CBQL.

82

2.6.2. Những mặt hạn chế

Nhìn chung, ĐNGV THCS của huyện Mỹ Tú là không đồng đều kể cả về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, về đạo đức tư tưởng, về kĩ năng sư phạm, về cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề, giới tính và trình độ chính trị. Biên chế GV thừa thiếu cục bộ giữa các môn học so với định mức biên chế theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD-ĐT, định mức GV trong biên chế cao (trung bình 2,4 GV/lớp), số GV thừa các trường THCS phân công kiêm nhiệm công tác khác chưa được đào tạo hay bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn như: công tác Văn thư, Thư viện, Thiết bị trường học, phổ cập…). Các trường THCS thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thừa GV nhưng thực hiện chế độ chính sách cao.

Công tác quy hoạch, tuyển chọn, phân công bố trí, sử dụng ĐNGV còn những bất cập nhất định, công tác xét tuyển, thi tuyển viên chức của huyện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ vẫn còn những hạn chế: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa được cụ thể hóa phù hợp với vị trí việc làm; các nội dung, hình thức bồi dưỡng thường xuyên chưa được phong phú, đa dạng; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được quan tâm đúng mức; công tác tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV còn hình thức, chưa thiết thực, hiệu quả không cao. Số GV trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao, hình thức đào tạo chủ yếu hệ tại chức, từ xa chiếm tỷ lệ cao, GV hệ đào tạo chính quy chiếm tỷ trọng thấp nên năng lực chuyên môn có những hạn chế nhất định

Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá cũng như công tác thi đua, khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách cho ĐNGV THCS có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, nể nang, chưa thực sự đi vào thực chất cuộc sống; công tác quản lý giáo dục còn có những thiếu sót về tổ chức; việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có nơi đôi lúc còn chậm, trì trệ,

83

buông lỏng chức năng quản lý, chưa chú trọng kiểm soát xử lí việc vi phạm quy chế và pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nhà trường.

Thực tế còn một vài GV phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống còn hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Đánh giá chất lượng đội ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp của CBQL các trường chưa thật sự vững chắc, sát thực tế, tỷ lệ nghịch với chất lượng thi đua khen thưởng.

Cơ cấu về độ tuổi của ĐNGV có sự khác biệt khá lớn, số lượng GV độ tuổi dưới 31 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (đạt 12,0%) gây nên tình trạng thiếu sự liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ, sự chuẩn bị cho đội ngũ kế cận, nhưng hiện nay thừa biên chế không thể tuyển dụng mới, có xu hướng lão hóa ĐNGV.

2.6.3. Nguyên nhân

2.6.3.1. Nguyên nhân ưu điểm

Phòng GD-ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS sử dụng, phân công ĐNGV thực hiện công tác kiêm nhiệm khác cơ bản phù hợp với năng lực, chuyên môn phù hợp để giải quyết biên chế thừa thiếu cục bộ. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút, khuyến khích GV học tập đạt chuẩn, trên chuẩn và học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đa số GV viên tự giác trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng GD-ĐT và Phòng Nội vụ trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bố trí ĐNGV đảm bảo theo quy định hiện hành. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng ĐNGV THCS được ngành giáo dục thương xuyên quan tâm chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên.

84

Thường xuyên quán triệt GV chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức nhà giáo, thực hiện các nội dung đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 trong đợt học chính trị hè hàng năm, bồi dưỡng thường xuyên, họp Hội đồng sư phạm các trường.

2.6.3.1. Nguyên nhân tồn tại

Ngành giáo dục chưa tìm ra được các biện pháp cụ thể, hữu hiệu mang tính đột phá lâu dài để giải quyết hiệu quả ĐNGV thừa thiếu cục bộ theo môn học, theo địa bàn xã, thị trấn, theo định mức biên chế giao các trường THCS trong huyện.

Thực hiện tuyên truyền, quán triệt thực hiện chưa hiệu quả công tác tinh giản biên chế để điều chỉnh biên chế hợp lý, thực hiện công tác tuyển dụng tạo nguồn GV trẻ.

Công tác quản lý chuyên môn còn mang nặng tính hình thức, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Một bộ phận GV chưa nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực giảng dạy, chưa tự chủ động trong học tập, thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin.

Chưa chủ động trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ chính sách đặc thù khác. Do quan niệm chưa thấu đáo nên một bộ phận GV có tâm lý ngại sự đổi mới, ngại đi học nâng cao trình độ.

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp chưa cụ thể, định tính khó thực hiện.

85

Qua nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, thống kê để xử lý số liệu nhằm thu thập các thông tin về thực trạng đội ngũ và công tác phát triển ĐNGV THCS ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Nhìn chung, ĐNGV đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV THCS ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, thấy được những năm qua GV được nâng lên về trình độ đào tạo chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ĐNGV tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội đối với GV và học sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển ĐNGV THCS còn những bất cập nhất định về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ chế chính sách, phân công sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ… hiệu quả đạt chưa cao. Các biện pháp phát triển ĐNGV đã được quan tâm những trong thời gian qua dừng lại ở mức độ nhất định, bộc lộ những vấn đề cần được điều chỉnh bổ sung.

Từ những thực trạng nêu trên chúng tôi đề ra các biện pháp phát triển ĐNGV các trường THCS ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, vấn đề này được trình bày ở chương 3.

Chương 3

86

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm phát triển ĐNGV THCS huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Biện pháp phát triển ĐNGV THCS huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển toàn diện chất lượng giáo dục, coi đội ngũ nhà giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan, lôgic và có khả năng thực hiện cao.

Biện pháp phát triển ĐNGV phải đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu định mức GV theo quy định hiện hành, gắn với nhu cầu và lợi ích của Nhà nước, nhà trường và cá nhân GV gắn bó hữu cơ với nhau, chi phối lẫn nhau mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện quan tâm giải quyết khoa học biên chế thừa thiếu, tạo môi trường GV an tâm công tác, thúc đẩy ĐNGV THCS phát triển.

87

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay, đánh giá đúng thực trạng ĐNGV, xem xét nhu cầu thực tiễn, tránh chủ quan phiến diện.

Nêu các giải pháp phát triển ĐNGV THCS phải gắn với yêu cầu, điều kiện của địa phương. Các giải pháp phải được cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Nguyên tắc đảm bảo tính tổng kết thực tiễn, mỗi biện pháp phải thể hiện được cách giải quyết của vấn đề tồn tại trong việc phát triển độ ngũ GV THCS hiện nay, việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của nhà trường, Sự đổi mới quá trình điều hành của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV phù hợp.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp cần dựa trên các cơ sở khoa học, phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương; phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn nền giáo dục nước ta và giáo dục địa phương hiện nay.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải dễ áp dụng vào thực tiễn phát triển ĐNGV THCS để trở thành hiện thực, có hiệu quả cao và thích hợp đối với đại đa số GV trên địa bàn huyện Mỹ Tú.

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng Tú, tỉnh Sóc Trăng

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 90)