Mỹ Tú là huyện được chia tách vào năm 2009, về hành chính huyện được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (huyện lỵ) và 8 xã: Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Phú Mỹ, Thuận Hưng, với 83 ấp, trong đó có 03 xã thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 26.981 hộ dân là với 106.361 người, mật độ dân số 289 người/km2, dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 24,67%; dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 1,01% tập trung chủ yếu ở địa bàn xã Phú Mỹ, Thuận Hưng và Mỹ Thuận.
Mỹ Tú là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện là 4.374 tỷ đồng, trong đó: khu vực I chiếm 58,78%; khu vực II chiếm 13,70%; khu vực III chiếm 27,52%; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 9,21%; thu nhập bình quân là 1.780 USD/người.
Về sản xuất nông nghiệp: Tính theo năm lương thực, diện tích gieo trồng lúa 54.129 ha, năng suất 66,79 tạ/ha, tổng sản lượng 361.527 tấn, đạt 100,02% kế hoạch năm 2018; thực hiện cánh đồng mẫu lớn với diện tích 9.550 ha. Diện tích màu là 5.200 ha, cây mía cũng là một trong những cây trồng chính của huyện Mỹ Tú. Chuyển dịch diện tích cây ăn trái sang trồng cây tràm và trồng lúa do hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời duy trì 54,66 ha cam xoàn sản xuất theo hướng VietGAP ở Hợp tác xã Phương An, xã Hưng Phú. Một nghề phụ nhưng đã mang lại thu nhập không nhỏ cho nông dân huyện Mỹ Tú những năm gần đây là trồng nấm rơm. Hiện nay, nghề trồng nấm rơm đang phát triển tại huyện Mỹ Tú với hàng ngàn hộ nông dân tham gia cho sản lượng nấm rơm, mỗi năm vài ngàn tấn phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.
44
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc toàn huyện 31.685 con, đàn heo hiện nay không phát triển do ảnh hưởng giá cả thị trường, đàn bò sữa phát triển mạnh trên địa bàn xã Thuận Hưng, xã Phú Mỹ và xã Mỹ Thuận; đàn gia cầm 901.246 con. Mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh với cây lúa những năm gần đây cũng đem lại nhiều phấn khởi cho nông dân huyện Mỹ Tú. Năm 2018, toàn huyện có 143 ha diện tích nuôi tôm càng xanh, phần lớn diện tích tập trung ở xã Mỹ Thuận. Với mật độ thả nuôi từ 7 - 10 con/m2, năng suất bình quân từ 800 – 1.000 kg/ha, lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Huyện có 13 Hợp tác xã nông nghiệp và 01 Hợp tác xã phi nông nghiệp (Quỹ tín dụng thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa) thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng nông sản. Ngành Nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, hạn chế diện tích lúa Thu đông; thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, tập huấn, khuyến cáo kỹ thuật canh tác đạt nhiều hiệu quả.
Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Mỹ Tú cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt ở mức khá cao, như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 12,3%. Huyện đã đầu tư và huy động toàn xã hội đóng góp 4.020 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân; thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2018 xã Hưng Phú được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, nâng tổng số 03 xã đạt chuẩn, 02 xã đạt 14 tiêu chí, 03 xã đạt 12 đến 13 tiêu chí. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng như: giao thông, trường học, trụ sở làm việc, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa... gắn với chỉnh trang đô thị được đầu tư xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại Long Hưng, nâng cấp mở rộng trung tâm thương mại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, chợ Mỹ Phước, Mỹ Hương... Từng bước hình thành các cụm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở các xã, thị trấn. Tổng số cơ sở thương mại - dịch
45
vụ hiện có 3.935 đơn vị (tăng 1.500 cơ sở so đầu nhiệm kỳ). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước thực hiện 3.080 tỷ đồng, đạt 102.67% Nghị quyết.
Hoạt động khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được nâng lên. Mạng lưới y tế cơ sở được kiện toàn từ trạm y tế các xã, thị trấn đến tổ y tế ấp; tất cả các xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp, bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn huyện có tám trong số chín xã, thị trấn có nhà văn hóa, 62 trong số 83 ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng, 22.500 gia đình văn hóa, 60 ấp văn hóa. Nhờ vậy đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.