Kết quả khảo sát được thể hiện bảng 2.17 cho thấy đạo đức, lối sống, ý thức phấn đấu và trách nhiệm của người giáo viên được đánh giá là một yếu tố chủ quan có sự tác động mạnh nhất đến việc phát triển ĐNGV THCS; bố trí phân công nhiệm vụ, thực hiện các chế độ chính sách của CBQL cấp THCS một số đơn vị chưa thực sự quan tâm thực hiện tốt, có 4,67 đánh giá mức độ tác động yếu; một số GV có thâm niên cao chưa thật sự chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học hiện đại, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được đánh giá mức độ tác động trung bình và mạnh là chủ yếu.
78
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
TT Các yếu tố tác động
Mức độ tác động
Mạnh Trung bình Yếu SL TL % SL TL % SL TL %
1 Đạo đức, lối sống, ý thức phấn đấu và
trách nhiệm của người giáo viên 257 85,67 43 14,33
2
Nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục về bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV THCS
245 81,67 51 17,0 4 1,33
3
Bố trí phân công nhiệm vụ, thực hiện các chế độ chính sách của CBQL cấp THCS
195 65,0 91 30,33 14 4,67
4
Những đổi mới trong phương pháp đào tạo đội ngũ của các trường đại học, cao đẳng
113 37,67 181 60,33 6 2,0
GV có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống chưa thật sự gương mẫu, chuẩn mực để đảm bảo là tấm gương cho học sinh noi theo; Nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục về bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV THCS ngày càng được quan tâm đúng mức, tuy nhiên, số lượng giáo viên vẫn còn thừa thiếu cục bộ, chất lượng đánh giá, xếp loại GV ở một số trường chưa thật chuẩn xác, một số tiêu chuẩn đánh giá GV mang tính chất định tính, thiếu định lượng cụ thể. Thiếu tính tích cực, tự giác của một ít GV trong phấn đấu vượt qua khó khăn, trở ngại về đời sống để học tập vượt chuẩn đào tạo.
79