Sự phát triển đội ngủ GV chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như: định hướng của Đảng, Nhà nước, đổi mới GD-ĐT và triển khai chương trình sách giáo khoa, các yếu tố ảnh hưởng nghề nghiệp, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, trình độ, năng lực của CBQL, điều kiện phát triển kinh tế xã hội… Nhưng chủ yếu là những nhân tố cơ bản sau:
1.5.2.1. Những định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ giáo viên
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến GD-ĐT, luôn coi GD-ĐT là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Coi ĐNGV là vấn đề then chốt trong quá trình GD-ĐT nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH hóa đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chủ trương, chính sách cụ thể để chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV như:
- Nghị quyết đại hội Đảng khóa VIII về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, GV có nêu: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV và CBQL giáo dục. Sử dụng GV đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [16].
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 có nêu rõ:
38
“Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo” [36].
- Thực hiện Hướng dẫn số 5516/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục [9].
1.5.2.2. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD-ĐT đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Nghị quyết cũng đã xác định mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ này đòi hỏi ĐNGV phải có năng lực: đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Thực hiện đổi mới phương thức, hình
39
thức tổ chức dạy học, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, tăng cường các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD-ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang bước vào thực hiện Đề án đổi mới chương trình Sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Với định hướng một chương trình dạy phân hóa và tích hợp, chương trình chuẩn với khối kiến thức chuyên sâu của từng môn học để học sinh lựa chọn và dành một thời lượng nhất định cho giáo dục lịch sử văn hóa địa phương; đa dạng hóa sách giáo khoa và tài liệu dạy học (một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cho mỗi môn học, sách, tài liệu tham khảo…) sẽ đòi hỏi cao hơn về trình độ, chất lượng của người GV. Điều này đòi hỏi ĐNGV trường THCS phải có năng lực dạy học theo hướng tích hợp nhằm phát triển toàn diện học sinh ở nhà trường phổ thông.
1.5.2.3. Yếu tố ảnh hưởng nghề nghiệp
Nghề nghiệp GV đòi hỏi phải được đào tạo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt đảm bảo là tấm gương cho học sinh noi theo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò theo chuẩn quy định của điều lệ nhà trường. Phát triển ĐNGV THCS phải chịu sự tác động từ các yếu tố như sau:
- Điều kiện kinh tế, văn hóa của địa phương tác động rất lớn đến môi trường giảng dạy, học tập, phát triển đội ngũ, phát triển toàn diện nhà trường.
40
- Quy mô trường lớp (số điểm lẻ của trường, số lớp, số học sinh trên lớp) tác động đến GV và lãnh đạo nhà trường trong việc phân công giảng dạy theo đặc thù môn học, điều kiện GV.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, các phương tiện phục vụ giảng dạy tác động đến chất lượng giảng dạy, học tập của GV và học sinh.
- Đời sống về vật chất, tinh thần, thực hiện chế độ chính sách ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV và chất lượng giảng dạy. Người GV phải biết tự mình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm.
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên, hiệu trưởng nhà trường ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển ĐNGV, đối với nhà trường. Vì quy hoạch, lập kế hoạch là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng; kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại kịp thời để có những biện pháp thực thi hiệu quả đưa công tác phát triển đội ngũ phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường.
41
Tiểu kết chương 1
Việc nêu tổng quan của các vấn đề về phát triển ĐNGV đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và vận dụng linh hoạt cho việc phát triển ĐNGV các trường THCS tại địa phương. Luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài như: GV, đội ngũ, ĐNGV THCS, phát triển, phát triển ĐNGV THCS.
Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ những đặc trưng của bậc học THCS, nêu rõ tầm quan trọng, nội dung của việc phát triển ĐNGV THCS trong giai đoạn hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ĐNGV. Bằng những lập luận logic, có hệ thống, chương 1 đã nêu được những nội dung, yêu cầu phát triển ĐNGV THCS.
Từ những cơ sở lý luận của đề tài, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển ĐNGV ở các trường THCS của huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này được trình bày ở chương 2.
42
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng