CẢM XÚC QUÁ ĐÁNG: LẠI MỘT “THÀNH TÍCH” NỮA CỦA NỮ GIỚI!

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 101 - 107)

- “Chị biết đó, em đã nghĩ nhiều về mối liên hệ giữa hai chị em mình Em cần phải xét xem vì sao em thấy khó nhọc quá mỗi khi phải tự quyết định và gánh vác chuyện gì.

CẢM XÚC QUÁ ĐÁNG: LẠI MỘT “THÀNH TÍCH” NỮA CỦA NỮ GIỚI!

Ở các chương trước, chúng ta đã đề cập tới những cung cách tự từ bỏ bản ngã xử bất cập vốn được “qui định cho nữ giới” trong nhiều lãnh vực của cuộc sống – và quả thật nữ giới chúng ta “được giao phó” vai trò kẻ cư xử quá đáng, thì chúng ta có khi lại bám chặt lấy vai trò này như thể để “trả thù” – mà đồng thời vẫn than thở – giống như lối hành động cũ của Lisa trong việc nội trợ. Nhưng ngoài việc nội trợ, chúng ta còn hành động quá đáng trong lãnh vực nào nữa?

Thường thường trong liên hệ, nữ giới còn hành động quá đáng trong vai trò kẻ “cứu gỡ” hay “làm ổn định”. Chúng ta cư xử như thể chúng ta có trách nhiệm phải uốn nắn hoặc giải quyết giùm những vấn đề của người khác, hơn nữa, như thể chúng ta có khả năng làm được điều đó. Nhất cử nhất động của người khác, và cả sự non kém không thể hành động của họ, đều có thể làm chúng ta phản ứng lại với đầy cảm xúc, có khi từ phiền lòng chuyển sang giận dữ hay thất vọng. Và khi nhận ra rằng chúng ta không giúp đỡ gì được cho người kia, chúng ta có biết ngưng đi và thử làm cái gì khác không? – Đáng tiếc là không! Giống như Sandra cư xử với chồng (chương 3), chúng ta có thể lại còn tăng gấp đôi nỗ lực vô vọng, để rồi giận dữ hơn nữa vì không sao uốn nắn được “kẻ bất cập” đó.

Chúng ta cảm thấy khó khăn làm sao khi kiên nhẫn giữ một khoảng cách tách biệt để người khác có thể tự đảm nhận việc giải quyết những đau khổ, những vấn đề của họ! Nam giới cũng gặp khó khăn trong việc giữ quân bình hai khuynh hướng “tách biệt” và “hòa hợp”, tuy nhiên họ thường chế ngự âu lo bằng cách lánh xa và không nhập cuộc (hy sinh “cái chúng ta” cho “cái tôi”). Trong khi đó, nữ giới thường bị lo âu thúc đẩy phải hòa hợp thêm nữa và phải “cảm xúc thay” cho người thân (hy sinh “cái tôi” cho “cái chúng ta”). Sự phân công gây bất hạnh và mất quân bình này không có gì đáng kinh ngạc! Xã hội chúng ta quen giảm thiệu tầm quan trọng của khả năng gắn bó thân tình nơi nam giới, lại còn nuôi dưỡng nơi họ khả năng cô lập và tách biệt tình cảm. Nữ giới thì được huấn luyện ngược lại, để cứ khuyến khích mình chăm chú quá đáng vào những vấn đề của người thân, thay vì dồn “ năng lực lo âu” của mình vào những vấn đề của chính mình. Khi chúng ta không ưu tiên dồn năng lực cảm xúc

của mình vào việc giải quyết những vấn đề của mình, chúng ta sẽ đổ năng lực ấy vào việc ôm đồm những vấn đề của kẻ khác.

Nhưng gánh vác trách nhiệm cho kẻ khác thì có gì sai trái không? – Trong một số khía cạnh thì không. Qua bao thế hệ, chính sự tận tâm che chở, giúp đỡ, dưỡng nuôi, an ủi người khác đã làm nên “căn tính” – và sự đáng kính nữa – của nữ giới. Chắc chắn là khả năng hiệp thông, thông cảm, thương yêu tha nhân, cũng như lòng tận tâm nuôi dạy con cái, là những đức tính cao cả nhất cho cả nữ lẫn nam giới. Chỉ thành vấn đề

khi chúng ta cứ phản ứng quá mức trước những khó khăn của kẻ khác, cứ ôm lấy trách nhiệm không phải của mình, cứ muốn kiểm soát những việc ngoài tầm kiểm soát của mình. Phản ứng quá mức cho người khác thường dẫn đến kết quả là chúng ta lại đi đến chỗ nổi giận, và một tiến trình như vậy chẳng thể nào giúp cho người khác được trưởng thành thêm.

Câu chuyện giữa Lois và cậu em trai sau đây có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn kết quả của lối phản ứng quá đáng trước vấn đề của người khác. Khi đọc, xin bạn luôn nhớ rằng đây cũng có thể là chuyện giữa Lois với con nàng, với ông nội, với bà mẹ chồng, với người làm công hay với bạn hữu…

Câu chuyện của Lois và cậu em trai:

Tôi không muốn tỏ ra ghét nó hay nhẫn tâm với nó”, Lois giải thích, nàng đang lo lắng nhiều cho cậu em, vì theo nàng, cậu ta chỉ toàn để cho bạn bè lợi dụng, bòn rút. “Tuy nhiên, tôi bực mình vì nó quá, nhất là về hai chuyện mà nó cứ làm tôi muốn nổi khùng lên: Trước hết, mỗi khi túng kẹt là nó luôn gọi điện thoại đến – tiền điện thoại dĩ nhiên tôi phải trả – để hỏi vay tiền và xin lời khuyên. Kế đó nó xài hết tiền – không bao giờ trả lại – và quên bẵng những lời khuyên. Tôi đã đưa nó đến hai nhà trị liệu, nhưng nó không chịu theo lâu. Tôi gợi ý những cuốn sách cho nó đọc để sống cho ra sống. Tôi đã hết lời khuyên bảo nó phải sống sao cho ra người. Nó nghe đấy, nhưng rồi không làm. Tôi đã thử vài biện pháp dữ dằn hơn mà cũng không hiệu quả. Tôi giận lắm, và cảm thấy mình kiệt sức rồi. Nhưng nó là em tôi, không lẽ tôi quay lưng với nó? Cha mẹ tôi vốn đã ghét bỏ nó cho nên nó còn biết đi đâu!?”

Mô hình cư xử trong mối liên hệ giữa Lois và cậu em là gì? – Khi cậu ta kêu cứu: “Hãy giúp em!”, nàng liền nhảy xổ tới giúp. Sau đó cậu ta vẫn chứng nào tật ấy, và không sớm thì muộn lại gọi điện thoại tới kêu cứu nữa. Mỗi lúc như vậy, hoặc nàng sẵng giọng, hoặc dịu giọng khuyên răn. Nàng cứ luôn khuyên bảo cậu em (đã hai mươi bốn tuổi) phải sống thế nào cho có nề nếp. Cậu em không chịu sửa đổi. Nàng nổi cáu…Và chu kỳ cứ thế mà tiếp diễn.

Vậy thì ai là kẻ đáng trách trong trò chơi này? Hy vọng là tới đây bạn không còn suy tư theo kiểu đặt câu hỏi như trên nữa. Mối liên hệ vận hành theo vòng tròn (A và B hỗ tương thúc đẩy nhau ngày một mạnh thêm) chứ không phải theo đường thẳng (A đã là nguyên nhân cho B, hay Ba là nguyên nhân cho A). Một khi mô hình đó đã được thiết lập rồi, thì hai bên cứ thế mà tiếp diễn.

Phần của Lois trong điệu múa này là gì? – Nàng càng xử sự “quá đáng”, cậu em càng “bất cập” thêm. Nghĩa là Lois càng lăn xả vào giúp đỡ em, ông em càng ỷ vào để xin chị giúp đỡ. Nàng càng không nói lên minh bạch những nghi ngờ, tổn thương và sự bất lực của mình cho em nghe, cậu ta càng biểu lộ những thứ đó đủ cho cả hai. Nàng càng lo lắng cho những vấn đề của em, cậu ta càng buông thả chẳng cần lo nghĩ gì nữa. Cách cư xử của nàng – như một người chị có cả trách nhiệm – xét về phương diện nào đó thì quả là tốt, tuy nhiên, chỉ có hại cho khả năng của ông em mà thôi. Nói vậy có phải là Lois chịu trách nhiệm về những vấn đề của cậu em trai? – Không chút nào cả! Nàng cho không làm cho cậu em mất khả năng tự điều hành cuộc sống nhiều hơn là cậu em làm cho nàng phải tới cứu cậu. Mô hình “kẻ cứu giúp – người được cứu” trong mối liên hệ hiện nay giữa hai chị em vốn bắt nguồn từ nếp sống gia đình và có thể đã trải dài qua bao thế hệ. Mỗi người trong hai bên đều phải chịu trách nhiệm về những gì nàng đang than thở. Theo bạn thì Lois cần tiến hành những bước ra sao để có thể sửa đổi lại hoàn cảnh đó?

Có phải Lois nên chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề đó với cậu em bằng một thái độ không trách móc? Phải chăng nàng nên lựa lúc mọi sự êm ả để nói với em: “Khi em gọi điện tới chị để hỏi mượn tiền và xin lời khuyên, phản ứng đầu tiên của chị là đồng ý. Nhưng sau khi đã cho, chị thấy điều đó chẳng thực sự giúp em được gì, và chị cảm thấy hối hận. Có lẽ một phần lý do chị giúp em là để cho xong chuyện, để khỏi bị quấy rầy bực mình. Nhưng chị không muốn sự việc tiếp tục theo đường hướng này nữa. Từ nay đừng xin chị lời khuyên nếu em vẫn cứ chứng nào tật nấy”…?

Không đi đến đâu cả! Hay ít nhất là không thay đổi được chút nào nếp cư xử đó! Nói vậy chỉ là để khỏi phải trực tiếp trách móc cậu em (“Em là một kẻ tâm bệnh, bóc lột, vô trách nhiệm!”), hay giải thích động cơ hành động của cậu em (“Chị nghĩ là em lạm dụng và muốn giật dây chị”). Nếu Lois muốn thay đổi mô hình này, nàng không thể chỉ đơn giản bày tỏ cảm nghĩ của mình và đòi hỏi cậu em phải thay đổi. Nàng phải

ngưng hẳn việc phản ứng quá đáng. Điều đó có nghĩa là gì?

Biết cách từ chối giúp đỡ:

Nếu Lois muốn có sự thay đổi, nàng phải ngưng không giúp đỡ nữa. Nghe tưởng như đơn giản? Đối với những ai trong chúng ta tin rằng bổn phận thiêng liêng của mình là cứu giúp người khác và sửa đổi họ, việc phải ngưng không tìm cách giúp đỡ nữa là một việc khó làm nhất trên đời này. Một người như thế sẽ làm cách nào để thôi không cứu giúp quá đáng? Dưới đây là một cách có thể:

Lần sau, cậu em lại gọi điện tới kêu cứu. Lois bình tĩnh, thân ái lắng nghe và đặt câu hỏi về hoàn cảnh em. Nàng trầm giọng hỏi: “Hình như em đang gặp khó khăn phải không? Thật đáng tiếc!”. Nếu cậu mở miệng hỏi tiền, nàng đáp: “Chị đã quyết định ngưng không cho em vay tiền nữa. Chị có để dành được một số, nhưng chị phải giữ cho chị. Em có phận của em, em ạ!”. Nếu Lois vui vẻ và hài hước nói được như vậy là tốt hơn cả. Giả như cậu em lên án: “Vậy là chị ích kỷ!”, nàng có thể trả lời: “ Em nói đúng! Chị thấy mình càng về già càng thêm ích kỷ”. Nếu cậu xin lời khuyên, nàng có thể đáp: “Em ạ, chị cũng mong có thể giúp em, nhưng chị không biết nói sao nữa bây giờ”. Kế đó, nàng có thể chia sẻ chút đỉnh những gì nàng đang phải vật lộn chiến đấu, và hỏi em nghĩ gì về hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của nàng. Hoặc một cách khác nữa, là nàng biểu lộ niềm tin rằng cậu có thể tự tìm ra giải pháp thích hợp: “Chị biết em đã phải tranh đấu từ lâu rồi trước khi sự việc đến chỗ như ngày nay. Chị tin tưởng em sẽ tìm ra lối thoát. Em là một chàng trai thông minh”.

Khi phải học cách làm sao để không giúp đỡ, thì điều đòi hỏi đầu tiên là phải có một lập trường nhất định về mối liên hệ và về mức độ quân bình giữa “tách biệt” và “hòa hợp”. Nếu Lois lên giọng: “Đừng tìm cách kéo chị vào, đây không phải là vấn đề của chị! ”, mô hình cũ sẽ không thay đổi. Đây chỉ là phản ứng chống lại và lảng tránh.

Cũng thế, nếu Lois nói: “Kể từ nay chị không còn khuyên em hay cho em tiền, vì điều đó không có lợi cho em!”, thì nàng chỉ đơn giản sửa đổi chút ít cách phản ứng cũ của nàng, vì đây cũng là thái độ “dư biết điều gì có lợi cho em”. Muốn biết cách để không

giúp đỡ nữa, chúng ta không được có sẵn những câu trả lời và những giải pháp cho vấn đề của người khác. Trong thực tế, cả những câu trả lời cho các vấn đề của chính mình chúng ta cũng chưa thể có cho trọn vẹn nữa là!

“Cho lời khuyên” thì có gì sai ?

Liệu điều này có nghĩa là Lois không bao giờ khuyên bảo cậu em nữa? – Theo dõi thêm một thời gian, khi mô hình cư xử đã bắt đầu thay đổi, Lois có thể cho lời khuyên

nếu cậu em yêu cầu, và nếu nàng nhận thấy lời mình sẽ hữu ích. Nhưng dù vậy, “cho

lời khuyên” vẫn là một hành động cân nhắc.

Không có gì sai trái khi cho người khác lời khuyên (“Đây là những gì tôi nghĩ…) hoặc (Theo kinh nghiệm của tôi thì điều này đã giúp ích cho tôi…”), miễn là chúng ta luôn nhớ rằng ý kiến của chúng ta có thể hợp, có thể không hợp với người khác. Sẽ là “kẻ quá đáng” nếu chúng ta cứ khẳng định điều nào là tốt nhất cho người khác và muốn

người đó làm theo ý của ta. Nếu Lois cảm thấy giận khi cậu em không chịu theo lời khuyên của mình, nàng hãy nên ngừng cho ý kiến.

Một trường hợp nữa: người thân của chúng ta có thể rất khó xử khi lời chúng ta khuyên có vẻ như một quyết định cuối cùng cho cuộc sống của họ. Cách nói của Lois khi “lên lớp” em rằng phải đọc sách này hay tới nhà trị liệu nọ – rồi lại giận dỗi khi thấy cậu em không làm như lời – là một thí dụ. Cậu em sẽ có cơ hội cân nhắc lời khuyên đó nếu như Lois biết nói (và chỉ nói sau khi được hỏi): “Cách trị liệu này khá tốt với chị nên chị hoàn toàn tán thành. Nhưng không phải ai cũng giống chị. Điều này còn tùy ở chính em nữa. Em nghĩ sao?”. Cho lời khuyên như vậy không những là đúng theo “chiến lược” mà còn là một thái độ trưởng thành, vì biết tôn trọng sự độc lập và khác biệt của cậu em. Hơn nữa, đó là biết công nhận một sự thực là chúng ta không ai giống ai, và mỗi người đều có khả năng hiểu rõ nhất về bản thân mình.

Vẫn giữ chặt mối liên hệ tình cảm:

Như đã thấy với Maggie và bà mẹ, một điều rất quan trọng là chúng ta phải gìn giữ dây liên hệ tình cảm – nhất là khi chúng ta chủ động thay đổi mô hình. Lois có bổn phận phải bày tỏ sự quan tâm của nàng đối với em, ngay vào lúc nàng ngưng giúp đỡ cậu em. Nàng phải làm cách nào để được như vậy?

Lois có thể gọi điện tới cậu em khi cậu ta đang trong cơn túng quẫn, chỉ đơn giản để tỏ tình gắn bó. Nàng có thể nói: “Chị biết lần này chị không thể giúp em được, nhưng chị thực lòng muốn được em cho biết tình hình ra sao, và muốn em biết rằng chị lo cho em lắm!”. Nàng có thể tăng thêm sự tiếp xúc, chẳng hạn mời em cứ đến dùng bữa chiều với gia đình nàng. Lui một bước để người khác tự chiến đấu với vấn đề của

họ thì không giống với việc rút lại tình cảm. Lois có thể ngưng cho em vay tiền

nhưng đồng thời vẫn bày tỏ sự yểm trợ và quan tâm đến em.

Giữ được dây liên hệ tình cảm không phải là chuyện dễ vào lúc đổi thay cung cách liên hệ. Có lẽ khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là hoặc đấu tranh hoặc xa lánh. Nguyên do của khuynh hướng này là chúng ta không tin chắc vào lập trường của mình, và không biết làm cách nào giữ vững nó trước lực chống lại đổi thay nơi chính nội tâm mình (sợ sự thay đổi). Việc vẫn gìn giữ mối liên hệ tình cảm đòi hỏi chúng ta phải chống lại lực kéo nghịch chiều nó, cái vốn thường thúc đẩy ta oán giận (“Tại sao

tôi lại phải tiếp xúc với nó khi nó cứ cư xử như vậy?”) hoặc thụ động (“Tôi thực tình không thích khởi xướng chuyện gì với nó”).

Chia sẻ với người kia “khía cạnh bất cập” của mình:

Trong những buổi trị liệu, Lois có trao đổi với tôi về những vấn đề khó xử trong cuộc sống riêng của nàng. Nhưng đối với gia đình – nhất là với cậu em trai – thì nàng luôn tỏ ra nàng vững vàng, không cần ai giúp đỡ cả. Giống như tất cả những ai thiện nghệ trong vai trò “kẻ quá đáng”, Lois tin rằng: chia sẻ những chiến đấu và tổn thương của mình với cậu em là một điều hoàn toàn không thể được. (“Tôi sẽ không bao giờ nói với cậu ấy là tôi cũng phiền muộn khổ sở. Tôi tuyệt đối không định làm thế. Cậu ấy vốn đã dư vấn đề để lo âu rồi”, “Cậu ấy không thể kham nổi những vấn đề của tôi đâu”, “Chất nặng lên cậu ấy mà làm gì? Có bao giờ cậu ấy giúp đỡ được tôi đâu”).

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w