NGHIÊN CỨU DI SẢN CỦA GIA ĐÌNH:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 86 - 89)

- Liệu bà Katy có quyền nổi giận? Cơn giận của bà đối với cha có chính đáng không?

NGHIÊN CỨU DI SẢN CỦA GIA ĐÌNH:

Trong các thế hệ đi trước, những phụ nữ nào trong họ hàng thân tộc của bà – chị, cô, gì, bà nội, bà ngoại…đã phải tranh đấu với những vấn đề tương tự? Họ đã giải quyết như thế nào? Họ đã đạt được thế quân bình giữa trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với chính mình ra sao? Họ đã thành công tới mức nào? Sự việc đã xảy ra thế nào để mẹ bà chu toàn được bổn phận săn sóc các bận phụ mẫu già nua? Và trong khi mẹ bà đảm đương công việc, thì các anh chị em của mẹ bà suy nghĩ ra sao, xử sự thế nào? Phải quyết định ra sao cho những thế hệ kế tiếp, về việc ai sẽ săn sóc những người thân già yếu?

Chúng ta không bao giờ là kẻ đầu tiên phải vật lộn với vấn đề, mặc dầu có vẻ là như vậy. Tất cả chúng ta đều thừa hưởng những vấn đề còn dang dở trong dĩ vãng. Và bất kỳ chúng ta đang chiến đấu với vấn đề, chúng ta đều thực sự kế thừa cuộc đấu tranh đã từng xảy ra trong các thế hệ trước. Nếu chúng ta không rõ về lịch sử gia đình mình,

chúng ta rất dễ hoặc lặp lại những mẫu mực phản ứng của quá khứ, hoặc ương ngạnh chống lại chúng một cách máy móc. Đồng thời, chúng ta làm như thế mà chẳng hiểu rõ được mình thực sự là ai, giống ai, khác ai trong gia tộc mình, giống hay khác như thế nào, và làm thế nào để mình có thể tiến hành cuộc đấu tranh đó một cách tốt nhất nơi cuộc sống mình.

Muốn sử dụng cơn giận cách hiệu quả thì trước hết và trên hết là: phải làm minh bạch hơn “cái tôi”. Nhưng nữ giới chúng ta lại thường xuyên bị ngăn trở mỗi khi muốn bắt

đầu hướng tới điều đó. Tuy nhiên, chúng ta không thể hy vọng khẳng định được bản ngã khi đứng biệt lập khỏi các cá nhân khác trong phả hệ gia tộc mình. Không có cuốn sách nào hay nhà tâm lý trị liệu nào về vấn đề này có thể giúp chúng ta hoàn tất nhiệm vụ, nếu chúng ta tự cắt đứt với gốc rễ. Phần lớn chúng ta phản ứng mạnh mẽ với những người khác trong gia đình – đặc biệt với cha mẹ chúng ta – nhưng chúng ta lại không biết trao đổi với các vị một cách sâu xa, không biết thâu thập dữ kiện và học hỏi kinh nghiệm của các vị. Chúng ta có khi chẳng biết chút gì về những sức mạnh đã khuôn đúc đời sống cha mẹ chúng ta, cũng như đời sống của chính chúng ta, và cũng không biết ông bà cha mẹ đã từng phải đối phó với những vấn đề giống như chúng ta ngày nay như thế nào. Nếu không biết đến những điều này, chúng ta sẽ không thể nào hiểu biết bản ngã. Và khi không thể làm sáng tỏ hơn bản ngã bắt rễ từ lịch sử đó của mình, chúng ta sẽ có khuynh hướng giận dữ ghê gớm trong mọi tình huống của hoàn cảnh, và phản ứng lại bằng cách oán trách, tự cách ly hay thụ động chiều theo, hoặc nữa, là cứ xoay tròn trong vòng lẩn quẩn của những phản ứng đó.

Chính vì vậy mà bà Katy có vài công việc gia đình phải làm. Bà tiếp xúc rộng rãi với nhiều người thân trong dòng họ – đặc biệt với các phụ nữ – và học hỏi, trước hết là, kinh nghiệm và cách nhìn của các vị đó về những vấn đề tương tự như vấn đề bà đang gặp phải. Từ những người thân còn sống, bà hiểu rõ hơn về những người đã khuất, trong đó có mẹ bà. Nhờ làm như vậy mà bà đã hiểu rõ vấn đề của bà với ông cụ thân sinh trên một phạm vi rộng lớn hơn.

Bà Katy khám phá ra rằng nữ giới trong gia tộc bà có khuynh hướng chia làm hai phe đối lập: những người giống như mẹ bà thì muốn hy sinh cá nhân để chăm sóc những người thân già yếu, trong khi những người giống như bà dì Peggy của bà thì bà lại muốn ngoảnh mặt làm ngơ. Trong trận tuyế này, có nhiều yếu tố giao tranh nhau, chẳng hạn mẹ bà, suốt nhiều năm sau ngày bà ngoại mất, đã không thèm mở miệng nói một lời với dì Peggy, vì giận dì đã chẳng hề góp phần vào việc săn sóc bà ngoại. Còn theo cách nhìn của dì Peggy, thì mẹ của Katy đã có những quyết định một chiều, kém khôn ngoan trong việc săn sóc người già yếu. Việc chăm sóc cha mẹ già từng là một vấn đề căng thẳng nơi các thế hệ đi trước bà Katy, cho nên dễ hiểu rằng bà phải qua một thời gian khó khăn lắm mới có thể tìm được thế quân bình dễ chịu giữ trách nhiệm với chính bà và nhiệm vụ phục dịch người cha.

Sau khi đã trao đổi được với những người thân đi trước và thu nhập thêm nhiều hiểu biết, bà cảm thấy an tâm hơn về hoàn cảnh của mình, và tìm được những chọn lựa mới thích hợp cho bà bà cho cụ thân sinh – điều mà trước đây bà tưởng là vô phương. Không thể có lời giải đáp dễ dàng hay cách giải quyết không đớn đau. Đã có lần bà lược tóm hoàn cảnh khó xử của bà như sau: “Dù tôi có được trị liệu lâu đến đâu, tôi vẫn cứ tiếp tục cảm thấy có lỗi nếu đáp “không” với ba. Nhưng nếu cứ tiếp tục đáp “có”, tôi lại cảm thấy nổi giận. Như vậy, nếu muốn thay đổi, tôi đoán có lẽ là tôi phải

học để đôi khi cũng biết cách sống chung với chính mặc cảm phạm lỗi của mình”. Quả thật, bà Katy đã làm đúng như vậy: bà quả có sống với một vài mặc cảm phạm tội, nhưng không đến nỗi gì ghê gớm lắm, và về sau càng nhẹ đi dần dần.

Những thay đổi đặc biệt mà bà Katy đã thực hiện với cụ thân sinh tựa như chẳng có gì đáng nói đối với người ngoài cuộc. Bà quyết định ăn cơm chiều với ông cụ hai lần một tuần thay vì ba lần như trước, và chở cụ đi mua đồ vào mỗi thứ bảy thay vì bất cứ lúc nào cụ gọi điện tới. Đây là những thay đổi mà chính bà đề nghị trước và giữ vững chúng. Cuộc sống của bà đã đổi khác hẳn. Sau đó ít lâu, đến lượt ông cụ có thay đổi: cụ quen thân với một cụ bà trong khu lân cận, và hàng ngày họ gặp nhau trò chuyện nhiều giờ. Bà Katy thấy vững dạ, nhưng hơi băn khoăn về chuyện này. Bà bắt đầu nhận ra rằng trước đây, vì bận bịu hầu hạ người cha, tất cả thời gian của bà có vẻ như đã “chật cứng” những công việc, điều đó giúp bà tránh phải đối diện với nếp sống cô lập của bà, tách khỏi những người bạn cùng lứa. Đồng thời, điều đó cũng làm bà hiểu ra là mình chỉ quen cho đi, hơn là biết xin và biết nhận lãnh.

Những gì bà Katy quyết định làm hay không làm cho cụ thân sinh thực ra chỉ là một phần ít quan trọng hơn trong cả câu chuyện về đời bà. Giải pháp của bà về vấn đề nay không nhất thiết là đúng nhất đối với bạn hay với tôi. Điều có ý nghĩa nhất, là chính hàng động của bà đối với gia đình gốc của bà đã giúp bà cảm nhận sâu xa hơn về một bên là sự gắn bó mật thiết với gốc rễ cội nguồn, và bên kia là tính chất riêng biệt và sự tỏa sáng của mỗi cá nhân. Bây giờ thì bà có thể biết cách sử dụng giận dữ như một tấm ván nhún lấy đà để suy tư về hoàn cảnh của mình, hơn là cứ coi mình như một nạn nhân của nó. Và, như chúng ta sẽ thấy, suy nghĩ sáng suốt về những vấn đề như: “Tôi chịu trách nhiệm về cái gì đây?”, vẫn luôn là một vấn đề gay cấn đối với hầu hết mọi người trong chúng ta.

Chương 7:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w