GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 74 - 78)

e rằng nếu dám đưa ra những suy nghĩ khác biệt thì người kia có thể sẽ khó chịu và rời bỏ chúng ta, để chúng ta đứng cô đơn một mình.

GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG:

Biết cách sử dụng hữu hiệu cơn giận dữ là biết từ khước một vài điều: từ khước sự trách móc phê bình người mà ta cho là đã làm ta phải nổi giận; từ khước ý định sửa đổi người đó, cho là mình có bổn phận phải làm thế; từ khước suy nghĩ cho rằng mình có quyền chỉ bảo người đó biết phải cảm, nghĩ, cư xử ra sao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta thụ động chấp nhận hoặc chịu đựng bất cứ cách cư xử nào. Trên thực tế, chúng ta có thể rơi vào con đường tự từ bỏ bản ngã nếu chúng ta không làm sáng tỏ những gì chúng ta muố và chấp nhận, những gì chúng ta không muốn và không chấp nhận. Chúng ta cần phải làm sáng tỏ lập trường của mình! Vấn đề chính, là chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào.

Gần đây tôi làm việc với một bà tên là Ruth. Bà giận chồng vì ông chồng quá chểnh mảng việc săn sóc sức khỏe của ông. Chân ông đau nặng, ông chỉ sử dụng một ít thuốc men sơ sài nên tình trạng ngày càng thêm xấu. Thế mà ông chẳng có ý định sẽ chạy chữa thêm. Bà Ruth biểu lộ nỗi bực bội của mình bằng cách lên lớp ông phải làm thế nào cho bản thân ông, và bà cứ thay ông mà diễn tả tình cảm cùng tâm trạng của chính ông. (“Ông tự hủy hoại thân ông!”, “Ông không biết gìn giữ sức khỏe, y hệt cụ thân sinh của ông ngày trước vậy!”, “Ông có lo sợ đấy, nhưng không dám thừa nhận!” v.v…). Đáp lại lời chỉ trích của bà, ông càng tỏ ra phớt tỉnh (điều này cũng dễ hiểu, vì bà đã nói đủ cho cả hai), và càng cương quyết không chịu tìm thầy chạy thuốc khác. Hai ông bài càng ngày càng sa lầy trong điệu múa. Bà càng tỏ ra “biết những gì tốt nhất cho ông” thì càng làm ông thêm cương quyết giữ vững thái độ độc lập của mình; rồi vì thế mà bà lại càng lên lớp nhiều hơn, thao thao bất tuyệt hơn về những gì ông nên làm, những gì ông đang cảm thấy…Giống như phần lớn các bà, bà Ruth cứ cảm xúc thay cho chồng, trong khi ông cứ việc làm bộ giả ngây giả điếc.

Bà Ruth tiến một bước lớn khi đã thừa nhận rằng cần phải để tự ông xác định ông đang cảm thấy và suy nghĩ gì. Phải để tự ông chọn lựa những gì cần làm, tự ông gánh vác trách nhiệm chính về sức khỏe của ông. Đó là công việc của ông chứ không phải của bà. Tuy nhiên, sự nổi giận nghiêm túc của bà Ruth cũng là điều quan trọng. Nó giúp bà có thể làm sáng tỏ ra – trước là cho chính bà, sau là cho chồng – việc bà không thể chấp nhận tình trạng đó, không thể chấp nhận mọi chuyện cứ tiếp diễn như cũ.

Bà bắt đầu thực hiện được một cuộc thay đổi quan trọng khi nói với chồng về những cảm nghĩ của chính bà, thay vì cứ chỉ trách và đòi chỉ dẫn cho ông. Cụ thân sinh bà Ruth chết vì một căn bệnh thoái hóa khi bà mới mười hai tuổi, và bây giờ bà sợ cũng sẽ mất chồng như vậy. Thay vì chỉ biết trách móc thái độ “tự hủy hoại” hay “chểnh mảng” của chồng, bà đã biết yêu cầu chồng hãy đi tìm thầy chạy thuốc vì bà. Bà giải

thích là đã lo sợ tới mức không thể yên tâm làm công việc hằng ngày được nữa. Bà ngưng những lời trách móc và chỉ vẽ, cũng thôi không nói bà biết những gì ông cần. Trái lại, bây giờ thì bà đem chia sẻ vấn đề của bà với hoàn cảnh, và xin ông tỏ ra biết

tôn trọng sự lo lắng của bà. Quả thực ông đã đi khám bác sĩ, mặc dầu ông cũng tự biết rằng ông đi như vậy là vì bà chứ chẳng phải vì ông.

Khi chúng ta sử dụng cơn giận để bày tỏ lập trường bản thân, chúng ta đã nắm được thế mạnh, vì không ai có thể tranh cãi với ta về những cảm nghĩ của chính ta. Người khác có thể cố thử làm điều đó, nhưng để đáp lại, chúng ta không cần trưng ra những lý lẽ hợp lý để tự bào chữa, mà chỉ cần đơn giản nói: “Có thể điều đó là khùng điên hay phi lý đối với bạn, nhưng với tôi thì thế đấy!”. Dĩ nhiên, không bao giờ có sự bảo đảm rằng người khác sẽ thay đổi thái độ của họ theo đường hướng ta muốn. Câu chuyện của Joan sau đây sẽ soi sáng cho điều này.

Mức chịu đựng cuối cùng:

Joan nhận ra chồng mình có mối liên lạc bất thường với một cô gái khác. Trong khoảng thời gian gần một năm, nàng tranh cãi với chồng không biết bao nhiêu lần về chuyện này. Tuy nhiên nàng dần dần nhận ra là mình cứ chỉ tranh cãi toàn trên những vấn đề tùy phụ: “Có chính đáng không, khi anh chở cô ta đi đây đi đó và ngồi hàng giờ nói chuyện với nhau trong quán nước?”, “Coi đó được không khi tối tối cô ta cứ gọi điện lại nhà hoài?”, “Mấy người quen xì xào bàn tán về chuyện cô ta săn sóc và gởi quà sinh nhật cho anh?”, “Tình cảm giữa anh với cô ta liệu có thể nào trong sáng?”…Trong khi đó thì anh cãi lại là nàng ghen tuông bậy bạ, là giữ khư khư chồng không cho quan hệ với ai, là tự hành khổ vì những tưởng tượng, là cứ làm mất hòa khí vì cái tật ưa cằn nhằn…Càng ngày nàng càng thêm cảm thấy bực bội và không an tâm, nhưng nàng cũng do dự không biết nên trách chồng hay tự trách mình.

Cuối cùng, Joan cũng đi tới một bước ngoặc quyết định là thôi không trách móc chồng và chỉ trích cô gái kia nữa. Nàng tuyên bố thẳng với anh là điều đó nàng không thể chấp nhận: “Em không muốn tranh luận nữa về chuyện anh làm là đúng hay sai. Em cũng công nhận rằng một người vợ khác trong hoàn cảnh giống em có thể không ghen tuông như em. Em buộc phải yêu cầu anh chấm dứt ngay, chỉ đơn giản là vì em không chịu đựng được nữa! Có thể tới chín mươi chín phần trăm đó là vấn đề của

em. Em không thể sống với nó mà vẫn cảm thấy thoải mái giữa chúng ta được. Em thấy điều đó thật khó quá đi!”. Joan đã giữ vững lập trường này với trọn vẹn danh dự và quyết tâm.

Thái độ bất bình sáng suốt của Joan đã khiến chồng nàng phải bày tỏ thái độ minh bạch về sự chọn lựa ưu tiên của anh – và ưu tiên trước nhất của anh lại không phải là Joan. Anh đã từ chối chấm dứt liên hệ với cô gái kia. Cuối cùng, với biết bao xáo trộn tâm tư, nàng buộc lòng đòi chồng phải có ngay chọn lựa dứt khoát: “Em không thể tiếp tục sống với anh nếu anh còn giữ mối liên hệ đó!”. Nàng nói thế không phải để đe

dọa hay bắt bí chồng, mà là để chia sẻ cảm nghĩ của nàng và công bố mức chịu đựng cuối cùng của nàng. Chồng nàng vẫn không đáp ứng, vẫn tiếp tục như cũ, và nàng đòi anh hãy đi khỏi nhà. Chẳng bao lâu sau, anh chia tay Joan để sống với cô gái kia. Joan đau khổ lắm, nhưng nàng vẫn thấy thái độ của mình như vậy là đúng. Nàng mất chồng, nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng và danh dự. Joan có hành động đúng không? Nàng đã làm đúng đối với chính nàng, nhưng một số người trong chúng ta khi ở vào hoàn cảnh nàng có thể hành động khác – hoặc hoàn toàn không biết phải hành động ra sao.

Khi sử dụng cơn giận như một hướng dẫn để giúp ta tự xác định những nhu cầu, giá trị và quyền ưu tiên sâu kín, chúng ta không nên thất vọng nếu khám phá ra rằng mình đã kém sáng suốt biết chừng nào. Nếu chúng ta cảm thấy giận dữ hay chua chát kinh niên trong một mối liên hệ quan trọng, thì đó là dấu hiệu báo cho biết bản ngã chúng ta đã bị thỏa hiệp quá nhiều, và không còn biết đâu là lập trường mới thích hợp nhất để mà chọn lựa. Nhận ra sự thiếu sáng suốt đó nơi mình, đó không phải là một nhược điểm, mà là một cơ hội, một thử thách và một sức mạnh.

Không cần biện mình rằng tại sao nữ giới cần sáng suốt về cái “tôi”: “Tôi là ai?”. “Tôi muốn gì?”,”Tôi đáng hưởng điều gì?”. Đây là những câu hỏi mà chúng ta đương nhiên đang vật lộn hàng ngày. Đã quá lâu chúng ta được khuyến khích đừng đặt câu

hỏi, mà hãy chấp nhận những khái niệm định sẵn về “bản chất thực” , “vị trí thích hợp”, “trách nhiệm làm mẹ”, “vai trò phái nữ” v.v…của chúng ta. Hoặc chúng ta được dạy cho biết cách đặt câu hỏi theo lối khác: “Làm thế nào để vui lòng kẻ khác?”, “Làm thế nào để chiếm được tình yêu và sự tán thành?”, “Làm thế nào để giữ được bình yên?”…Chúng ta phải chịu đựng nhiều đau khổ, một khi chúng ta làm ngơ trước câu hỏi “Tôi là ai?”, và phủ nhận các cơn giận – vốn là cái cứ nhắc nhở chúng ta phải đối diện trở lại với câu hỏi đó.

Dám nhận thức rằng mình thực sự còn đang ngờ vực và phải cần thêm thời gian để xác định được lập trường, đó là một thái độ can đảm. Thông thường, cơn giận thúc đẩy chúng ta cứ chọn đại một lập trường mà chúng ta chưa suy nghĩ chín chắn hoặc chưa sẵn sàng chấp nhận. Đó là chưa kể những người chung quanh thường sốt sắng cho lời khuyên hay thúc giục chúng ta hành động, tỉ như: “Hãy ly dị quách anh chàng đó đi!”, hay: “Hãy nói thẳng với ông chủ là giao công tác đó cho người khác đi!”, hoặc: “Anh cứ nói thẳng là sẽ không nhìn mặt cô ấy nữa nếu cô ta còn làm như vậy!”, hay: “Cứ việc trả lời thẳng với anh ta là: Không!”.

Xin hãy từ từ! Cơn giận của chúng ta chỉ có thể là khí cụ tốt giúp chúng ta đổi thay

và tăng trưởng, với điều kiện nó không làm gì khác hơn là giúp chúng ta nhận ra rằng: “Có điều gì đó trong tôi mà tôi chưa được rõ!”. Và công việc của chúng ta là tiếp tục đấu tranh để làm sáng tỏ nó.

Trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ theo dõi hành trình của một phụ nữ biết chuyển từ lập trường giận dữ và trách móc sang một lập trường mới, và nhờ đó mà đối phó hữu hiệu với hoàn cảnh rối ren của mình.

- – - – -chú thích: chú thích:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w