ĐIỆU MÚA GIỮA HAI NGƯỜI (Khi nổi giận mà chẳng đi đến đâu)
NGƯỜI MẸ QUÁ LO LẮNG – NGƯỜI CHA QUÁ LƠ LÀ: VŨ ĐIỆU CUỐI CÙNG
VŨ ĐIỆU CUỐI CÙNG
“Sandra là một bà mẹ quá mắc mứu. Cô ấy thừa hưởng tính đó từ bà mẹ”. Đó là lời người chồng nói về cung cách làm mẹ của Sandra trong buổi trị liệu đầu tiên. Đúng vậy, Sandra quả có lo lắng cho nàng. Nàng bối rối khi đám con bối rối, và do vậy, nàng khó có thể giúp chúng biết sử dụng chính những thất vọng và đối phó với những nỗi buồn, cơn giận của chúng. Nàng nhanh chóng phát hiện ra những “vấn đề” tiềm ẩn nơi chúng, tựa hồ nàng ước ao chúng hãy đem lại cái gì để nàng lo. Chồng nàng đã nói đúng khi bảo nàng là bà mẹ quá lo lắng về con. Song, anh đã không nhận ra phần trách nhiệm của chính anh trong việc khích lệ và duy trì tình trạng này.
Sự ham mê đặc biệt của anh đối với công việc khiến anh quên lãng vợ con và vụng về trong thái độ làm cha. Nàng càng gánh vác hết cho anh, anh càng rút lui, sống tách biệt. Mỗi khi anh kịp nổi giận vì cảm thấy mình đang ở “bên lề gia đình”, anh bèn hùng hổ tiến vào đánh rầm một cái! Đúng như Sandra đã tả trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, anh cứ làm theo kiểu một chiều, như thể có một mình anh chịu trách nhiệm. Lại thêm một điệu múa khác mà hai người bị hút vào: việc anh quá lơ là với con cái càng khiến Sandra lo lắng thêm về chúng, và việc nàng quá mắc mứu với con cái càng khiến anh coi nhẹ chuyện chăm sóc chúng. Vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn, đôi khi được tô điểm một chút bằng thái độ tích cực của anh, nhưng rồi điệu múa lại mau chóng trở về khuôn mẫu cũ.
Vũ khúc này rất khó ngưng lại vì cả gia đình cứ ra sức làm cho nó tiếp tục. Một mặt, Sandra và chồng nàng kẻ này đòi người kia thay đổi. Anh trách nàng quá lo lắng về con, thì nàng cũng thống trách kiểu làm “bố hờ” của anh. Mặc dù vậy, cả hai đều cùng muốn vũ điệu cứ tiếp tục như thế. “Hãy sửa đổi đi!” và “Đổi ngược lại đi!” là hai thông điệp được họ trao đổi cho nhau. Cũng giống như nhiều cặp khác, người này muốn người kia đổi thay và tăng tiến, song lại sợ điều đó, chống lại điều đó.
Sandra chẳng hạn, nàng than phiền không ngớt về thái độ bê trễ của chồng đối với đàn con. Nhưng hễ anh có ý tiến tới gần gũi với gia đình, lập tức nàng tìm cách phê bình
và sửa đổi một vài cung cách nào đó của anh, hoặc cho ý kiến là anh nên cư xử thế nào đối với tụi nhỏ…Thực là một điều cực kỳ khó khăn nếu bắt nàng cứ để yên cho anh gần gũi con cái theo kiểu của anh. Sandra muốn anh để tâm săn sóc bầy con, nhưng cũng đồng thời vẫn muốn giữ sao cho vai trò săn sóc con cái của mình mới là chính yếu, mới gây nhiều ảnh hưởng. Nếu nàng từ bỏ địa vị đặc biệt đó, cảm giác thấy mình là kẻ vô dụng em rằng sẽ rất mạnh nơi nàng, và thái độ bất mãn trong hôn nhân của nàng càng tăng thêm cường độ. Như vậy, nàng gửi tới anh một bức thông điệp rắc rối, một mặt muốn anh săn sóc con cái hơn, mặt khác, vô tình nàng lại tìm cách ngầm phá không để anh thực hiện điều đó theo cách của anh. Cả anh cũng thế, anh trao cho nàng một lượt hai thông điệp: “Xin hãy thay đổi!” và “Hãy đổi lại đi!”.
Vào giai đoạn cuối của cuộc trị liệu gia đình, Sandra cũng đã có thể thay đổi được bước đi trong vũ khúc này. Vì càng ngày càng chú ý đến việc đáp ứng chính sự tăng trưởng của mình, nàng không còn quá mắc mứu với các con, không còn mong chúng khỏa lấp khoảng trống vắng mà nàng đang cảm thấy. Sandra trước đây cứ hướng về chồng con để bảo vệ mình khỏi phải chạm trán với những câu hỏi như: “Những ưu tiên của tôi hiện là gì?”, “Có sở thích hay tài năng nào mà tôi muốn phát triển?”, “Mục tiêu cho riêng tôi vào những năm tháng kế tiếp là đâu?”…Một khi Sandra đã biết dành năng lực để đấu tranh với những vấn đề này, thì chi bằng cứ mặc cho chồng liên hệ với đám con theo cách của anh, không sửa chữa hoặc xen ngang vào làm chi nữa. Khi nàng rút lui như vậy, anh bèn tiến tới. Đám con cũng thế, khi chúng cảm thấy mẹ đang dồn năng lực vào đời sống của mẹ, không còn cần chúng phải trung kiên coi mẹ như “người thân số một”, chúng sẽ được tự do gần gũi thay đổi này quả là khó khăn đối với người chồng, vì anh phải trực diện với những điều như vừa lúng túng trong việc làm cha, vừa phải để tâm cố gắng sao cho mình có khả năng trong lãnh vực đó.