CÂU CHUYỆN CỦA VỢ CHỒNG LISA:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 98 - 101)

- “Chị biết đó, em đã nghĩ nhiều về mối liên hệ giữa hai chị em mình Em cần phải xét xem vì sao em thấy khó nhọc quá mỗi khi phải tự quyết định và gánh vác chuyện gì.

CÂU CHUYỆN CỦA VỢ CHỒNG LISA:

Sau khi đã tranh đấu không biết bao nhiêu lần với chồng về vấn đề nội trợ, Lisa quyết định ngưng tranh đấu theo lối cũ và bắt đầu làm sáng tỏ vấn đề của chính mình. Nàng chọn lúc tương đối bình tĩnh và nói: “Anh ạ, em có vấn đề này, liên quan đến những việc nội trợ em phải làm. Đó là em cảm thấy hờn giận vì bị đùn đẩy cho quá nhiều công việc. Em kiệt sức rồi. Vấn đề lớn nhất của em lúc này là đã quá mỏi mệt, cần tìm gấp cách nào đó để gìn giữ sức lực và có thêm thời giờ cho chính em”. Rồi Lisa nói với chồng những điều nàng mong anh gánh vác để giúp nàng ra khỏi tình trạng đó. Lisa không phê bình chồng hoặc bảo một người chồng tốt phải cư xử như thế nào. Nàng chỉ chia sẻ những gì nàng cảm thấy về hoàn cảnh ngày một nặng nề thêm của nàng. Khi chồng nàng nói: “Ồ, anh thấy các bà khác chu toàn tốt đẹp công việc nhà mà có vấn đề gì đâu?”, Lisa chỉ nhẹ nhàng đáp: “Em không phải là các bà ấy. Em là em!”.

Mấy tháng sau, chồng nàng vẫn không làm gì thêm ngoài việc đổ rác và quét sân, trong khi Lisa thì vẫn thấy hờn giận. Tuy nhiên, qua những lần nói chuyện với nàng, tôi nhận ra rằng nàng không thay đổi chút gì trong hành động cả. Như thường lệ, nàng vẫn tất bật tiếp khách khi những bạn đồng nghiệp của chồng đến nhà. Nàng vẫn giặt giũ, làm cơm tối, rửa bát đĩa và quét dọn phòng làm việc của chàng. Nàng đã tự nhủ: “Ta mệt mỏi, giận hờn, và cần phải làm cái gì đó mới được!”, nhưng hành động thì nàng lại giữ nguyên như cũ. Nàng đã không thực hiện trách nhiệm của mình, là phải “làm cái gì đó” để giải quyết vấn đề của mình.

Nhưng tại sao nàng lại phải “làm cái gì” ? Chẳng lẽ chồng nàng lại là một người không biết tự thay đổi cách cư xử sao? Chẳng phải anh ta có trách nhiệm cư xử cho tốt đẹp và công bằng với vợ sao? Nàng luôn muốn khởi xướng cuộc thay đổi trong mối liên hệ này, há không phải đến lượt anh ta tiếp tay vào sao?

Bạn và tôi, chúng ta có thể nghĩ thế, nhưng nghĩ như vậy là đặt sai trọng tâm rồi. Anh chồng không thấy có vấn đề gì về hoàn cảnh hiện tại. Anh hài lòng với những gì đang xảy ra, và anh không quan tâm đến việc cần thay đổi. Nếu Lisa không làm một cái gì cho vấn đề của nàng, thì sẽ chẳng có ai làm thay cho nàng, kể cả chồng nàng.

Cho đến ngày Lisa không thể kham nổi được nữa, nàng mới bắt đầu hành động theo những gì nàng đã nói. Trước hết, nàng thiết lập một bảng kê những công việc nàng sẽ tiếp tục gánh vác (ví dụ quét dọn phòng khách và nhà bếp, những việc mà đối với nàng là quan trọng, vì nàng không thể để mọi thứ ngổn ngang chồng chất ở hai nơi này), và một bảng kê những công việc nàng sẽ không tiếp tục làm nữa (những việc này nàng muốn chồng cáng đáng giùm, nếu không thì cũng mặc). Kế đó, nàng nói cho chồng biết những gì nàng đã hoạch định, và nàng cương quyết thực hiện theo như vậy. Lisa giữ vững lập trường, trong khi chồng nàng nghe ngóng, quan sát suốt hai tháng liền. Anh lại còn bê bối chểnh mảng hơn trước nữa, đến nỗi làm nàng phải tốn công nhiều hơn trong việc quét dọn nhà cửa – công việc này đối với anh ta thì không quan trọng chớ với nàng thì có. Tuy nhiên, so với trước thì nàng cũng tiết kiệm được thời giờ và sức khỏe hơn cho nàng. Cứ ba lần mỗi tuần, nàng làm bánh kẹp nhân thịt cho mấy mẹ con ăn chiều, mặc cho chồng tự sửa soạn lấy bữa ăn lúc đi làm về. Nếu anh mời bạn bè đồng nghiệp về nhà dùng bữa tối, nàng không đi chợ hay nấu nướng cho như trước nữa – mặc dầu trong thâm tâm, nàng rất muốn giúp đỡ. Lisa đã cẩn thận lựa chọn những công việc nào nàng bỏ công sức ra làm, những việc nào không, để còn bảo vệ thời giờ và sức khỏe của mình.

Có vài điều cần ghi chú thêm cho câu chuyện này. Trước hết, trong khi người chồng bắt đầu có vài đổi thay thì Lisa lại phản ứng với những đổi thay đó bằng những “biện pháp đối phó”. Chắc là bạn vẫn còn nhớ: “Hãy thay đổi đi!”và “Hãy đổi ngược lại như cũ!” là những thông điệp lẫn lộn mà chúng ta vẫn thường trao đổi với nhau. Khi anh chồng bắt đầu biết gánh vác vài việc nội trợ, Lisa lại cứ ở đấy để cho ý kiến hay phẩm bình là anh làm chưa được như ý nàng. Đòi hỏi chồng đỡ đần công việc nội trợ hay nuôi con để rồi bảo: “Phải làm như thế này mới đúng!” hay “Hãy làm như em chỉ này!”…đó là một hành động ngăn cản đổi thay. Nếu Lisa thực sự sẵn sàng để cho chồng cộng tác nhiều hơn trong việc nội trợ (nghĩa là sẵn sàng chia sẻ với anh quyền kiểm soát trong lãnh vực đó), thì nàng cũng phải sẵn lòng để anh làm theo cách thức của anh. Nếu muốn chồng thôi không “bất cập” trong lãnh vực này, nàng phải thôi

những hành vi “quá đáng”. Rõ ràng là anh không bao giờ có thể quét dọn nhà cửa sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn của nàng, bởi nó khác với tiêu chuẩn của anh. Nếu như

Lisa biết tin tưởng anh, hoàn toàn đứng ngoài, đừng xía vào – trừ khi anh hỏi ý kiến – thì công việc đó sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Lisa còn một vấn đề nữa khi chồng nàng bắt đầu thay đổi: nàng không những muốn chàng gánh đỡ công việc nhà, mà còn muốn chàng thích thú khi làm như vậy nữa. “Tối hôm qua anh ấy rửa chén bát”, nàng rên rỉ, “nhưng rồi anh ấy hờn dỗi, nhăn nhó suốt buổi. Thực chẳng đáng!”. Như vậy, chúng ta thấy Lisa vẫn không thoải mái với sự thay đổi. Hờn dỗi và nhăn nhó là việc của anh, việc của Lisa đâu phải là buộc anh phải cảm nghĩ thế này hay thế khác? Mặc dầu chưa ai chết vì hờn dỗi, phái nữ chúng ta – những người “cứu nguy tình cảm cho thế giới” – thường cảm thấy khó khăn kinh khủng khi phải để cho những người khác tự chịu đựng, điều khiển những cảm xúc của họ. Nếu Lisa giữ được sự tách biệt và tránh chỉ trích, tránh phản ứng, cứ để cho chồng một thời gian được hờn dỗi như ý muốn, thì đương nhiên sự hờn dỗi của chàng sẽ dịu đi. Nhưng khi nàng nói “Thực chẳng đáng!”, thì điều đó lại trở thành vấn đề của chính nàng mất rồi! Điều này phản ánh những tình cảm trộn lẫn trong nàng: vừa muốn thay đổi mô hình cư xử cũ lại vừa muốn duy trì nó trong mối liên hệ.

Làm sao mà Lisa dễ dàng từ bỏ được thái độ kiểm soát trong lãnh vực nội trợ cho được, khi đây là lãnh vực mà thẩm quyền của nữ giới đã được đương nhiên chuẩn nhận tự bao thế hệ tiếp nối? Đảm trách công việc nội trợ là một phần trong những gì nàng kế thừa từ truyền thống gia đình, và là cách để nàng liên kết với mẹ cũng như với mọi người nữ của những thế hệ đi trước. Đó là chưa kể việc nội trợ tự thân nó đã là một việc quan trọng và có giá trị – dù điều này ít được người ta công nhận. Cho nên, có thể hiểu được tại sao Lisa có những tình cảm phức tạp và lẫn lộn như thế, dù việc nội trợ có khi tẻ nhạt, nặng nề và nếu được chồng chia sẻ bớt thì đương nhiên cuộc sống nàng sẽ dễ chịu hơn. Ta cũng có thể đoán rằng Lisa ít có lãnh vực nào khác mà ở đó nàng có được thẩm quyền nhiều hơn chồng.

Một câu hỏi chót: nếu Lisa nghiêm túc trong việc thay đổi, tại sao nàng không đấu tranh bằng cách nói trắng ra mọi sự? Nàng không thể lên tiếng (dù có phải “to tiếng”) để khẳng định với chồng sự nghiêm túc đó của mình hay sao ? – Tranh đấu không có gì là sai trái cả, nếu việc đó giúp ta cảm thấy khá hơn và là một phần trong quá trình giúp ta thêm sáng suốt, biết chấm dứt cách hành động cũ. Trong chiều hướng đấu tranh như thế, thì điều quan trọng nhất không phải là cãi cọ hay không cãi cọ, to tiếng hay ôn tồn, nhưng là xác tín “tự bên trong” rằng mình không thể tiếp tục hành động quá đáng nữa (trong trường hợp của Lisa là quá mau mắn lo việc nội trợ), vì nhu cầu của chính mình.

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w