CHÚNG TA Ở ĐÂU?

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 26 - 30)

Cuộc điện đàm của bà Barbara đã cung cấp cho chúng tôi một tỉ dụ tuyệt vời về cuộc đấu tranh không đem lại đổi thay nào, chỉ vì bà đã làm hai điều mà tất cả chúng ta đều

làm mỗi khi gặp cảnh bị sa lầy: thoạt bà tranh đấu với một vấn đề giả, thứ đến bà sử dụng năng lực của mình để thay đổi người kia.

Những vấn đề giả:

Bà Barbara và ông chồng hẳn đã sử dụng phần lớn năng lực vào việc tranh cãi về giá trị phòng trị liệu của tôi. Cũng như mọi chuyện tương tự khác trên đời, đấy chỉ là ý kiến cá nhân. Hơn thế nữa, đó còn là một vấn đề giả chẳng liên quan gì tới vấn đề thực của bà Barbara, là sự đấu tranh giữa hai nguyện vọng: một đàng muốn chịu trách nhiệm về mọi quyết định cho đời sống của mình, đàng khác muốn duy trì nguyên trạng để giữ gìn sự hòa hợp trong hôn nhân.

Cặp nào cũng đôi khi đấu tranh về những vấn đề giả như vậy, với một cường độ đáng kể: Tôi không bao giờ quên được cặp vợ chồng đầu tiên tôi gặp khi mới bắt đầu hành nghề trị liệu hôn nhân. Họ ngồi kia trong văn phòng của tôi, cãi nhau ỏm tỏi rằng sẽ ăn cơm chiều tại tiệm Mc Donald hay tại tiệm Long John Silver, rằng món thịt băm hay món cá đáng nấu ăn hơn…Không bên nào chịu nhân nhượng nhau một phân. Thuở đó, tôi chưa biết làm thế nào để giúp đỡ cặp vợ chồng này, nhưng có một điều tôi biết chắc là: những lý lẽ sôi nổi giữa hai bên –rõ ràng đang làm cả hai khổ sở rất nhiều – chẳng liên hệ gì tới giá trị của món thịt băm hay món cá cả.

Nhận ra vấn đề thực không phải là chuyện dễ, càng khó hơn nữa giữa những thành viên trong một gia đình. Khi hai vợ chồng tranh cãi với nhau, họ thường lôi thêm vào cuộc một thành viên thứ ba (đứa con hay bố – mẹ chồng, bố – mẹ vợ…) làm thành thế tam giác, điều này càng gây thêm khó khăn cho việc nhận định và giải quyết vấn đề thật. Dưới đây là vài ví dụ:

- “Em giận kinh khủng về việc anh quên khuấy thằng con chúng ta. Em cảm tưởng nó có cha mà như không có!”. Vấn đề thực không nói ra là: “Em cảm thấy mình bị bỏ quên. Em thật giận anh vì đã không dành nhiều thì giờ cho em!”.

- “Lũ con cần em ở nhà. Anh đồng ý em đi làm, nhưng anh không thích nhìn thấy lũ trẻ và việc nội trợ bị bỏ bê”. Vấn đề thực không nói ra là: “Anh sợ và lo lắng về việc em có chỗ làm mới. Anh không rõ rồi đây công việc của em sẽ ảnh hưởng ra sao tới mối liên hệ của chúng ta. Thái độ hào hứng của em đã làm anh phải chạnh nghĩ tới nỗi bất mãn của anh về công việc của anh”.

- “Má anh làm em muốn phát khùng. Bà ấy xâm nhập, bà ấy kiểm soát cuộc sống riêng của chúng ta. Bà ấy coi anh vừa như người lớn vừa như đứa con nít!”. Vấn đề thực không nói ra ở đây là: “Em muốn anh xác định rõ thái độ hơn nữa với má và định rõ ranh giới đi. Đôi khi em phải tự hỏi là anh ràng buộc với ai đây, với em hay với má?”.

Khi xét về những thế tay ba (chương chúng ta sẽ thấy thực là khó để phân biệt được rõ không những: “chúng ta nổi giận về cái gì”, mà còn cả: “chúng ta nổi giận với ai”.

Gắng làm chàng thay đổi:

Bà Barbara, giống như phần lớn chúng ta, đã sử dụng năng lực giận dữ để thử thay đổi kẻ khác. Bà đang thử thay đổi tình cảm, suy nghĩ của chồng về phòng trị liệu và thái độ của ông trước việc bà định tới đó. Bà muốn ông cảm và nghĩ giống như bà vậy. Dĩ nhiên, phần đông chúng ta hay tin là mình nắm được “chân lý” và thế giới sẽ tốt hơn nhiều nếu mọi người khác cũng tin và phản ứng giống mình. Nhưng, một trong những tiêu chuẩn trưởng thành về xúc cảm là biết chấp nhận thực tại đa dạng, chấp nhận sự kiện mọi người cảm, nghĩ và phản ứng khác nhau. Thông thường chúng ta cư xử như thể “thân mật”, “gần gũi” là phải “giống nhau”. Những cặp vợ chồng hay những thành viên trong cùng một gia đình thường đặc biệt có khuynh hướng cư xử như thể chỉ có một thực tại mà mọi người đều phải chấp nhận.

Thực vô cùng khó khăn trong việc học – bằng trái tim hay bằng khối óc – để biết rằng chúng ta có quyền về mọi sự chúng ta cảm nghĩ và tất cả mọi người khác cũng vậy. Nói lên minh bạch những gì ta cảm nghĩ là công việc của chúng ta. Hãy chịu trách nhiệm về những quyết định phù hợp với giá trị và niềm tin của mình. Chúng ta không có quyền đòi người khác phải cảm xúc và suy nghĩ như mình hay theo ý mình muốn.

Làm như vậy, chúng ta có gây thêm cho mối liên hệ nhiều xúc cảm căng thẳng và cho mỗi bên nhiều khổ đau cá nhân, mà rốt cuộc vẫn chẳng đổi thay được gì.

Không có gì sai trái trong việc muốn người khác đổi thay, chỉ có điều việc đó không thể thành tựu. Dù sử dụng giận dữ khéo đến đâu, chúng ta cũng không thể bảo đảm kẻ kia sẽ nghĩ và làm theo ý ta, mà cũng chẳng bảo đảm được “công bình sẽ thắng”. Chúng ta chỉ có thể tránh được những cuộc đấu tranh vô ích khi từ bỏ hoang tưởng cho rằng mình có thể thay đổi và kiểm soát người khác. Và chỉ khi đó, chúng ta mới thâu hồi lại được khả năng đích thực của mình, đó là khả năng thay đổi chính mình để có được cung cách hành xử mới trong mối tương giao.

Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ học cách áp dụng những bài học từ cuộc điện đàm của bà Barbara vào thực tế. Những bài học xem như đơn giản đó là những gì?

- Thứ nhất, cứ bùng nổ cơn giận cho hả tức thì chẳng giúp được gì cho việc cải thiện mối liên hệ, chỉ là cách bảo vệ, duy trì những qui tắc cư xử cũ.

- Thứ hai, kẻ duy nhất chúng ta sửa đổi và kiểm soát được là chính bản ngã của mình. - Thứ ba, thay đổi bản ngã sở dĩ có vẻ khó khăn và đáng sợ như vậy chỉ vì cứ tiếp tục theo nếp sống cũ: lẳng lặng rút lui, đấu tranh và trách móc vô hiệu quả bao giờ cũng là chuyện dễ làm hơn.

- Và sau cùng, vấn đề nghiêm túc nhất trong những vấn đề nghiêm túc về cơn giận chính là: sự từ bỏ bản ngã.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 26 - 30)