CÂU CHUYỆN CỦA STEPHANIE VÀ NGƯỜI CHỊ:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 91 - 96)

- Liệu bà Katy có quyền nổi giận? Cơn giận của bà đối với cha có chính đáng không?

AI CHỊU TRÁCHNHIỆM VỀ ĐIỀU GÌ?

CÂU CHUYỆN CỦA STEPHANIE VÀ NGƯỜI CHỊ:

Stephanie và chị cô dù đã lớn nhưng vẫn sống chung với nhau suốt bao nhiêu năm nay. Hai chị em có nuôi một con chó chăn cừu giống Đức, được cả hai rất mực cưng chiều. Một đêm kia, tiếng tru của con chó đánh thức hai chị em dậy. Thì ra nó đang bệnh và cứ rên hư hử không dứt. Stephanie cho là tình hình nghiêm trọng mất rồi, phải điện thoại gọi ngay bác sĩ thú y, nhưng chị cô nó là có thể đợi đến sáng cũng được. Đã vậy, chị còn tỉnh bơ tuyên bố rằng cô chỉ giỏi các tật lo lắng quá đáng.

Buổi sáng, bệnh tình con chó xem chừng nặng hơn. Vị bác sĩ thú y nói với hai chị em sau khi khám xong: “Lẽ ra hai cô phải gọi điện cho tôi ngay lúc đó. Con chó này chắc không qua khỏi!”. Thế là Stephanie giận dữ chì chiết: “Nó mà có chuyện gì là tại chị hết!”…

Quan điểm của bạn về câu chuyện này ra sao? Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu bạn là Stephanie? Bạn thấy đâu là phần trách nhiệm của mỗi người trong chuyện này? – Chúng ta có thể thông cảm cho cơn giận của Stephanie, tuy nhiên, vẫn cần phải phân tích lại cho rõ xem “ai chịu trách nhiệm về điều gì”.

Chị của Stephanie có trách nhiệm trong việc làm sáng tỏ và hành động thích hợp với niềm tin tưởng của mình, và chị ấy đã làm như vậy. Chị cho là con chó chưa cần chạy chữa ngay nên đã không gọi điện cho bác sĩ. Cũng thế, phần của Stephanie là chịu trách nhiệm việc làm sáng tỏ và hành động theo đúng với niềm tin tưởng của cô, nhưng cô đã không làm. Cô nghĩ rằng con chó cần được chữa trị ngay, nhưng lại không gọi điện.

Tôi không nói rằng Stephanie không nên nổi giận với chị. Nếu cô nổi giận, thì cô cứ việc giận. Cô có thể giận vì bị đánh giá thấp nỗi lo và phán đoán của mình. Cô cũng có thể giận vì thái độ kẻ cả, thái độ “ta đây biết rõ mọi chuyện” của chị cô. Tuy nhiên, chính cô – chớ không phải người chị – mới là người chịu trách nhiệm tối hậu về những gì cô đã quyết định, những gì cô đã làm hay đã không làm.

“Nhưng bạn chưa hiểu tính khí của chị tôi đâu!”

Stephanie giải thích: “Sở dĩ tôi không gọi bác sĩ thú y là vì: chị tôi không hứa hẹn trước với tôi, là chị sẽ phản ứng ra sao nếu tôi lầm. Tôi mà đánh thức ông ta vào lúc đêm hôm khuya khoắt, bắt ông ta phải đội mưa tới nhà, để rồi rốt cuộc chẳng có gì nghiêm trọng, thì chị tôi sẽ được nước mà ca cẩm suốt tuần, lại còn có cớ mà chế nhạo tôi là “cả lo như đứa khùng”! Tôi mến chị ấy, nhưng bà không biết chị ấy tính khí tới mức nào đâu! Chị ấy luôn cho mình là đúng, đến nỗi tôi cứ phải tự kiểm điểm lại ý kiến của tôi”. Theo như cách nói này thì Stephanie vẫn cứ tiếp tục trách móc và bắt chị cô phải chịu trách nhiệm về hành vi của cô.

Dĩ nhiên, giả như Stephanie bắt đầu biết khẳng định bản ngã, thì chị cô có thể sẽ phản ứng lại mãnh liệt – đặc biệt nếu bà chị này bám quá chắc vai trò “kẻ quyết định” của mình trong mối liên hệ. Nhưng nếu Stephanie biết vừa giữ vững lập trường, vừa không tỏ vẻ lánh xa hay tạo thêm căng thẳng, thì có nhiều hy vọng là chị cô sẽ biết tự kiểm soát các cảm xúc và biết phản ứng đúng đắn hơn.

Chúng ta có thể tiến hành ra sao để chuyển cơn giận của mình thành một nhận định sáng suốt về trách nhiệm bản thân, hầu biết cư xử hiệu quả hơn trong các mối liên hệ với người khác? Trong trường hợp của Stephanie chẳng hạn, những bước cô có thể tuần tự thực hiện là: – quan sát, – nhận ra mô hình cư xử của mối liên hệ và – thu thập thêm dữ kiện.

Quan sát:

Hãy tưởng tượng bạn là Stephanie. Bạn đang nổi giận, không phải vì chuyện con chó mà thôi, mà còn vì qua chuyện này, bạn càng thấy rõ hơn vị thế của mình trong mối quan hệ bấy lâu giữa hai chị em. Vậy bây giờ bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Trước hết, để có thể trả lời sáng suốt hơn câu hỏi “Ai chịu trách nhiệm về điều gì?”,

bạn hãy bắt đầu bằng cách quan sát kỹ lưỡng xem những tác động qua lại giữa bạn và người chị đã diễn tiến như thế nào mà dấn đến việc bạn nổi giận? Ví dụ, Stephanie sau khi nhớ lại và quan sát kỹ lưỡng, cô nhận ra đây không phải là lần đầu hai chị em cư xử với nhau như thế. Đã có nhiều lần xảy ra những chuyện tương tự và diễn tiến cũng lập lại y khuôn, đại khái như sau:

Một hoàn cảnh xảy tới, đòi hỏi phải có một quyết định (trong trường hợp này là con chó bị bệnh). Stephanie mau mắn phản ứng trước bằng cách bộc phát thốt ra liền một ý kiến, sau đó mới tới phiên chị cô phát biểu. Ý kiến của chị cô có thể giống,có thể khác với ý kiến của cô, nhưng luôn được nói lên với một mức độ tự tin cao nhất. Thế là cô bắt đầu tự ngờ vực ý kiến của mình, hoặc cũng có khi chỉ đơn giản nhủ thầm: “Ôi, sao cũng được, có gì đâu mà phải tranh cãi!”. Như vậy là trong mọi trường hợp, cô đều chiều theo quyết định của chị. Thường thường thì lối hành động này xem ra tốt cho cả hai chị em, và mọi việc đều được êm xuôi. Nhưng, khi âu lo và căng thẳng dâng cao (như ở đây là sau khi nghe vị bác sĩ thú y nói) thì cô lại nổi giận với chị, vì hậu quả do quyết định của chị không hợp ý cô. Những lúc như vậy thì hoặc cô hậm hực lánh xa, hoặc cô giận dữ công kích chị, để rồi hai bên tranh qua cãi lại. Nhưng cũng chỉ qua ngày hôm sau là mọi chuyện trở lại êm ả như thường.

Nhận ra “mô hình cư xử”:

Những gì mô tả trên đây có thể khác biệt đôi chút với những gì Stephanie quan sát được, nhưng điều chính yếu là cô đã bắt đầu nhận ra mô hình cư xử “kẻ quá đáng – người bất cập” trong mối liên hệ giữa hai chị em, vào những lúc phải ra quyết định. Bà chị càng “quá đáng” (dứt khoát quyết định cho cả hai, không biểu lộ một chút ngờ vực hay bất an nào, như thể không them đếm xỉa gì đến phần đóng góp của em),

thì cô càng “bất cập” (trông chờ chị quyết định giùm, cảm thấy làm biếng hay kém cỏi trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, bực dọc xa lánh hay không phản ứng gì cả khi chị đã quyết định). Tiếp theo, khi cô càng cư xử “bất cập” thì chị cô lại

càng “quá đáng” nhiều hơn. Thế là Stephanie đã nhận ra: hai bên đang kích thích và củng cố hành vi của nhau trong một vòng tròn luẩn quẩn.

Như vậy, Stephanie tìm hiểu “mô hình cư xử” bằng cách ghi nhận những dữ kiện khách quan chung quanh việc: “ Ai đã làm gì? Khi nào? Theo thứ tự nào?”. Cách tiếp cận này đã khó áp dụng được khi mọi sự đều êm ả, chúng ta càng không thể nào áp dụng được nó nếu để mình bị kẹt trong những cảm xúc mạnh và trong tư thế của kẻ than phiền trách móc. Chúng ta đã thấy nữ giới quen phản ứng với quá nhiều xúc cảm ra sao trong các mối liên hệ – nhất là khi bị căng thẳng – cho nên có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn và phản ứng ít hơn, để tập trung chú ý vào việc nắm vững các dữ kiện thực tế.

Thu thập thêm dữ kiện:

Sẽ càng thêm có ít nếu Stephanie biết thu thập thêm dữ kiện về “mô hình cư xử” này từ các thế hệ đi trước trong gia đình. Chẳng hạn tìm hiểu xem khi cần có quyết định chung, cha mẹ hay ông bà mình xưa đã bàn bạc với nhau như thế nào? Việc chia sẻ quyền quyết định trong mối liên hệ giữa chị em cô giống và khác ra sao so với liên hệ giữa cha và mẹ cô? Có những người than nào đạt được thế quân bình và thoát khỏi mô hình cư xử đó trong những mối liên hệ gia đình của họ? Có cuộc hôn phối nào trong gia tộc mà ở đó người vợ hay người chồng luôn hành động “quá đáng” và nắm hết quyền hành? Có những phụ nữ nào trong gia đình cô đã phấn đấu để thoát khỏi vị trí “kẻ bất cập” và họ thành công tới mức nào?…Như chúng ta đã thấy trong câu chuyện bà Katy, những cuộc đấu tranh hiện tại của chúng ta khi liên hệ với người thân chắc chắn là kế thừa từ một di sản đã có rất lâu, trước cả khi chúng ta được sinh ra. Càng hiểu biết nhiều hơn về di sản đó, chúng ta càng dễ khách quan hơn khi đánh giá cung cách cư xử của chính mình.

Thứ hạng trong nhà cũng là một yếu tố nữa có ảnh hưởng lớn tới lề lối cư xử của chúng ta. Ví dụ trong trường hợp hai chị em Stephanie, mô hình cư xử của họ thích nghi theo vị trí trưởng và thứ trong gia đình. Đã là chị thì dễ tự đặt mình vào vị thế kẻ chỉ huy, dễ tin tưởng tự thâm tâm là mình biết cái gì tốt nhất, không chỉ cho mình mà cho cả các em nữa. Stephanie là em, nên thường thoải mái hơn khi để người khác

quyết định thay mình. Dù có thể đôi khi cô tranh đấu quyết liệt với chị đấy, nhưng nếu có được dâng tận tay chức vụ chỉ huy, thì chắc là cô sẽ né tránh. Vị trí trưởng thứ trong gia đình ảnh hưởng đến chúng ta ra sao trong cung cách tiếp cận với cuộc sống, chỉ riêng việc nhận thức ra điều đó thôi cũng đã giúp ích chúng ta thật nhiều. Nếu Stephanie cảm thấy khó nhọc khi phải tự mình gánh vác công việc, và nếu chị cô cũng cảm thấy như vậy khi không gánh vác công việc thay cho em, thì mỗi bên sẽ có thể “thương lượng” với hoàn cảnh của mình một cách hài lòng hơn. Trong trường hợp này, cả hai sẽ ít tự trách mình và những khi gặp căng thẳng, vì đã ngầm đồng tình cho là họ đã cư xử theo đúng tập tục hay đúng lẽ thường tình.

Vậy thì ai có vấn đề?

Hãy ví dụ Stephanie đã tiến từng bước như sau khi nhận định vấn đề: Trước tiên, cô biết từ bỏ tư thế kẻ trách móc (“Nếu con chó có chuyện gì là tại chị hết!”) và bắt đầu

suy nghĩ về hoàn cảnh của mình hơn là phản ứng với nó. Thứ đến, cô quan sát kỹ và đã hình dung khá rõ sự việc diễn tiến như thế nào (“Ai đã làm gì? Khi nào? Trình tự ra sao?”), và hiểu ra rằng mỗi lúc gặp căng thẳng, cô thường phản ứng cách “bất cập” còn chị cô thì “quá đáng”. Thứ ba, cô đã hiểu “mô hình cư xử” trong mối liên hệ giữa hai chị em chịu ảnh hưởng thế nào từ di sản của gia đình và gia tộc. Sau cùng, cô kết luận rằng mình đang đứng trong vị trí của kẻ tự từ bỏ bản ngã, và hiểu ra cơn giận của mình chính là dấu hiệu cho thấy mình muốn đạt lại thế quân bình nhiều hơn nữa trong mối liên hệ này, nhất là vào những lúc cần có quyết định.

Hai cách phát biểu sau đây phản ánh hai lề lối sử dụng cơn giận khác nhau: Trong phát biểu thứ nhất, Stephanie cho là chị cô có vấn đề và chị cô có trách nhiệm về vấn đề đó. Trong phát biểu thứ hai, Stephanie cho là chính cô có vấn đề và cô phải tự lãnh trách nhiệm về nó.

- “Chị à, chị có thái độ quá tự tin đi. Không thể bàn cãi gì với chị, bởi luôn luôn chị tự cho mình là đúng và không thực tình lắng nghe ý kiến của em. Chị tiến hành công việc kiên quyết đến nỗi không ai tranh cãi được. Em thực tình hết ý kiến về thái độ cái-gì-cũng-biết của chị. Khi em nêu ý kiến, chị phê bình cái này đúng, cái kia sai, cứ như thể chỉ là thần thánh không bằng! Chị làm em không dám tự tin vào những gì em nghĩ nữa. Chị luôn luôn chiếm ưu thế và điểu khiển mọi chuyện, để đòi theo ý của chị cho bằng được”.

Cách phát biểu thứ hai:

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w