ĐIỆU MÚA GIỮA HAI NGƯỜI (Khi nổi giận mà chẳng đi đến đâu)
TRÒ CHƠI TRÁCH MÓC:
Sandra và chồng nàng đã tiêu phí quá nhiều năng lực vào việc trách móc nhau trong các cuộc cãi vã bất tận. Cũng giống như phần lớn chúng ta, phương sách mà hai bên áp dụng để trách móc nhau là: người này đổ lỗi cho người kia đã gây sự trước. “Tại anh hết!” hay “Tại em hết!”, đó là một kiểu “trò chơi trách móc” rất quen thuộc nơi các cặp.
Hãy thử xem xét những tác động qua lại trong một mối liên hệ tay đôi, chẳng hạn giữa một người vợ đeo bám, lắm lời với một anh chồng rút lui, lảng tránh. Chàng càng lánh xa, không muốn nghe thì nàng lại càng xáp tới gần mà “lải nhải”; nàng càng xáp tới, càng “lải nhải”, chàng càng lảng tránh không thèm nghe và rút lui xa hơn nữa v.v…Trong hai người, ai là kẻ đáng trách? Tại nàng nên chàng mới lạnh lùng? Hay
Sự tranh cãi qua lại xem ai là kẻ có lỗi trước – trong việc mối liên hệ trở nên có vấn đề – thực chất cũng là một thứ trò chơi cò cưa mà thôi. Chúng ta đã biết sự tác động qua lại xảy ra trong điệu múa như thế nào. Ở đây, sự trách móc và đổ lỗi của người này sẽ củng cố, kích thích sự trách móc và đổ lỗi của người kia. Nói cho cùng, cố phân tích bằng được xem ai là kẻ đã có lỗi trước, việc đó đâu quan trọng. Việc thực sự quan trọng là: “Làm cách nào để phá vỡ điệu múa?”.
Một cách hữu hiệu để chúng ta phá vỡ nó, đó là nhận rõ phần đóng góp của mình trong việc gìn giữ và khích lệ những hành vi, thái độ của người kia. Dù chúng ta tin tưởng rằng người kia có lỗi đến chín mươi bảy phần trăm, chúng ta vẫn nên tự kiểm để sửa đổi ba phần trăm thuộc trách nhiệm của mình. Như vậy, trọng tâm của vấn đề sẽ là: “Tôi có thể thay đổi bước nhảy của tôi trong điệu múa này như thế nào?”.
Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không đủ lý do để được quyền nổi giận với kẻ khác. Nói như vậy cũng không có nghĩa cách “phân công” hiện hành của xanên nàng mới lắm chuyện ?
Sự tranh cãi qua lại xem ai là kẻ có lỗi trước – trong việc mối liên hệ trở nên có vấn đề – thực chất cũng là một thứ trò chơi cò cưa mà thôi. Chúng ta đã biết sự tác động qua lại xảy ra trong điệu múa như thế nào. Ở đây, sự trách móc và đổ lỗi của người này sẽ củng cố, kích thích sự trách móc và đổ lỗi của người kia. Nói cho cùng, cố phân tích bằng được xem ai là kẻ đã có lỗi trước, việc đó đâu quan trọng. Việc thực sự quan trọng là: “Làm cách nào để phá vỡ điệu múa?”.
Một cách hữu hiệu để chúng ta phá vỡ nó, đó là nhận rõ phần đóng góp của mình trong việc gìn giữ và khích lệ những hành vi, thái độ của người kia. Dù chúng ta tin tưởng rằng người kia có lỗi đến chín mươi bảy phần trăm, chúng ta vẫn nên tự kiểm để sửa đổi ba phần trăm thuộc trách nhiệm của mình. Như vậy, trọng tâm của vấn đề sẽ là: “Tôi có thể thay đổi bước nhảy của tôi trong điệu múa này như thế nào?”.
Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không đủ lý do để được quyền nổi giận với kẻ khác. Nói như vậy cũng không có nghĩa cách “phân công” hiện hành của xã hội chúng ta – căn cứ theo giới tính – nhằm tổ chức các “vai diễn” cho những mối liên hệ tay đôi là không có lỗi gì cả. Có chứ, chính nó tạo ra và nuôi dưỡng những điệu múa này! Đúng hơn, nói như vậy chỉ đơn giản có nghĩa là: chúng ta không có khả năng thay đổi người khác nếu người đó không muốn đổi thay, và những cố gắng của chúng ta nhằm đổi thay người đó có thể chỉ là bảo vệ cho người đó khỏi phải đổi thay. Đó là điều nghịch lý của những điệu múa mà chúng ta đang tích cực dự phần.