BIẾT CÁCH SỬ DỤNG CƠN GIẬN

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 65 - 68)

(CON ĐƯỜNG TIẾN TỚI MỘT BẢN NGÃ TRONG SÁNG HƠN)

Có một cách thức diễn đạt cơn giận mà theo đó, chúng ta có thể bày tỏ cho người khác và cũng là tự trang bị cho mình – một thái độ tự đảm nhận trách nhiệm về cơn giận của chúng ta. Đó là cách thức được Thomas Gordon giới thiệu trong cuốn sách

bán chạy nhất cách đây vài năm, cuốn “Hướng dẫn Nghệ Thuật Làm Cha Mẹ” 1. Với thái độ tự nhận trách nhiệm như thế, chúng ta biểu lộ cơn giận như là biểu lộ chính cái “tôi”, biểu lộ những gì tôi cảm, nghĩ, muốn, đòi hỏi…chứ không phải là nói lên những lời phê bình, chỉ trích người khác. Cụ thể hơn, đó là biết đặt chữ “Tôi” làm chủ từ trong những lời phát biểu lúc giận dữ và tránh đặt đối phương vào chỗ đó. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên thực hành cách thức mà cuốn sách đề nghị. Hôm đó, tôi đứng rửa bát đĩa trong bếp và đang nổi giận với đứa con trai ba tuổi của tôi. Thằng bé lúc đó đang ngồi trên bàn bếp và hí hoáy cắt trái táo bằng con dao sắc, nhọn.

- Matthew! (tên cháu) Bỏ con dao xuống ngay cho mẹ! Con làm đứt tay bây giờ! - Không! – cháu đáp.

- Bỏ con dao xuống! – tôi nổi giận gắt lên. - Không mà! – cháu cũng nổi giận.

- Mẹ nói bỏ ngay con dao xuống! – tôi quát. - Không! – thằng bé như rống lên.

Đúng vào lúc hai bên cùng sắp “nổi khùng” thì tôi chợt nhớ bài học trong sách. Tôi bèn đổi thái độ: – “Matthew”, lần này tôi nói mà không chút giận dữ. “Mẹ thấy sợ, con à. Con dao đó sắc lắm, mẹ sợ con bị đứt tay!”.

Con tôi ngưng ngay thái độ đương đầu khi nghe nói thế. Cháu trố mắt nhìn tôi rồi đáp bằng một giọng cũng dịu đi: – “Đó là tại mẹ lo!”.

- “Đúng rồi, đó là tại mẹ lo!”, tôi gật đầu, vừa đáp vừa bước lại gần cháu. “Tại mẹ sợ, cho nên mẹ mới muốn con cất con dao đi”. Và tôi đưa tay lấy con dao.

Thật thú vị cho tôi, con tôi dễ dàng để tôi lấy dao trong tay nó, không giận dữ, không vùng vằng, không tỏ vẻ bất mãn. Tôi buộc cháu cất con dao đi vì tôi lo cho cháu, và tôi có quyền – quyền làm mẹ – để làm như thế. Nhưng tôi đã biết làm điều đó với thái độ tự lãnh trách nhiệm về cảm nghĩ và hành vi của mình. Đến sau tôi mới biết là cháu đã từng cắt táo bằng con dao sắc một cách thành thục ở nhà trẻ cả tháng nay. Nhưng cho dù tôi đã lo hão, thì đó vẫn chỉ là chuyện bên lề. Điều quan trọng là tôi đã biết chuyển từ cách nhận định một chiều: “Con sẽ làm đứt tay!” sang cách tự nhận trách nhiệm: “Đúng, đó là tại mẹ lo!”.

Dĩ nhiên, chúng ta rất khó giữ được thái độ lãnh trách nhiệm như vậy vào mọi lúc. Khi chồng tôi đánh vỡ chiếc chén sứ vốn là một vật kỷ niệm rất quý của tôi, tôi đã không thể nói với anh một cách bình tĩnh rằng: “Em tiếc muốn đứt ruột và vì vậy mà thấy giận anh kinh khủng. Em quí nó chùng nào thì anh cũng biết rồi mà. Lần sau anh làm ơn cẩn thận một chút cho em nhờ!”. Thay vì thế, tôi đã giận dữ, cáu gắt đến nỗi khiến anh cũng phát bực, và rồi chúng tôi đã gây gỗ nhau một trận nhỏ. Sau đó, anh xin lỗi tôi, và chỉ vài phút sau là chúng tôi hoàn toàn hòa thuận trở lại.

Lối diễn đạt nói trên tự nó không phải là một chỉ thị đạo đức. Nếu mục đích chỉ đơn giản là làm cho người kia biết mình đang nổi giận, thì chúng ta có thể nổi giận theo cung cách vốn có của mình. Điều đó có thể giúp chúng ta đạt được mục đích, hay ít ra cũng làm chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng nếu mục đích của chúng ta là phá vỡ lề lối cư xử cũ và/hoặc tăng cường ý

thức về bản ngã của chúng ta trong mọi mối liên hệ, thì điều cốt thiết là hãy biết chuyển cơn giận thành những lời phát biểu rõ ràng về chính mình.

Có một số sách hướng dẫn, một số lớp huấn luyện cho cả nam lẫn nữ, giúp chúng ta biết thay đổi cách nói “Anh là…” thành “ Tôi cảm thấy rằng…”. Tất nhiên, nói: “Em tiếc đứt ruột khi thấy anh làm bể cái chén sứ của em!” thì có hiệu quả tốt hơn nhiều so với: “Anh rờ vô cái gì là hư cái đó!”. Câu chuyện Maggie cải thiện được mối liên hệ với mẹ như thế nào,là một chứng minh sống động cho điều này.

Việc tập cho mình khả năng truyền đạt hữu hiệu cái “tôi” trong những lúc nổi giận là một điều cần thiết, tuy nhiên đó mới chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ vấn đề. Vấn đề thực ra còn lớn hơn, đó là nhiều phụ nữ trong số chúng ta không tự cho phép mình

có được một cái “tôi” minh bạch hơn để mà truyền đạt. Đã vậy, khi muốn tiến tới

việc xác định bản ngã, chúng ta lại không được chuẩn bị đủ để có thể đối phó với những phản ứng phủ nhận mạnh mẽ – từ nơi người kia và cả từ chính trong ta –

nhằm ngăn cản chúng ta.

Như chúng ta đã thấy, nữ giới thường sợ việc có được cái “tôi” rõ nét hơn sẽ đe dọa mối tương giao thân thiết. Chính vì vậy mà, thay vì biết để cơn giận thúc đẩy mình

hiểu biết và diễn đạt cái “tôi” của mình rõ hơn, chúng ta lại có thể tự xóa mờ đi sự trong sáng bản ngã hiện có của chúng ta. Hơn nữa, có khi chúng ta không chỉ “tự từ bỏ bản ngã” như vậy trong các mối liên hệ mật thiết nhất mà còn trong mọi mối liên hệ khác. Câu chuyện của Karen sau đây cảnh giác những ai trong chúng ta từng để mình trở nên “dễ thương” cả trong những mối quan hệ làm ăn, công tác thường ngày.

TỪ GIẬN DỮ ĐẾN NƯỚC MẮT:

Karen làm việc trong một hãng bảo hiểm nhân thọ đã được một năm. Nhân viên trong hãng toàn là nam giới, chỉ trừ nàng và một phụ nữ khác. Cuối năm, nàng là người bán được cho khách hàng nhiều hợp đồng nhất, lẽ ra phải được ông chủ xếp hạng “xuất sắc” trong lễ tổng kết. Điều này rất có ý nghĩa với nàng, vì chỉ như thế nàng mới được trích thưởng, chưa kể những dịp được cử đi tu nghiệp để sau đó được tăng lương và thăng cấp. Nàng sống rất chật vật để nuôi con sau vụ ly dị chồng, nên đã cố gắng hết sức để có được thành quả này. Vậy mà ông chủ chỉ tuyên bố xếp nàng vào hạng “khá”! Bao nhiêu hy vọng thế là tan biến hết!

Karen kể lại chuyện này trong một buổi trị liệu nhóm. Nàng ứa nước mắt: “Tôi cảm thấy bị xúc phạm! Thực là bất công!”. Nhưng khi được hỏi nàng dự định hành động ra sao, Karen lạnh nhạt đáp: “Chẳng làm gì cả! Không đáng gì để cãi vã!”

“ Thế cô có giận không?” – một người trong nhóm hỏi. “Việc gì tôi phải giận?” – nàng đáp. “Giận dữ rồi có ích gì? Chỉ tổ làm mọi chuyện xấu hơn!”. Karen đã nói thế để tránh làm quan trọng hóa cơn giận của mình.

Với sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm, Karen sau cùng cũng thừa nhận cơn giận của mình và đi đến quyết định phải trực tiếp gặp ông chủ để khiếu nại. Nàng bắt đầu cuộc trao đổi bằng cách đưa ra những lập luận chính đáng, và nói rằng nàng tin tưởng mình đáng được đánh giá cao hơn. Ban đầu ông chủ có vẻ lắng nghe những điều nàng nói, nhưng khi nàng dứt lời thì ông lại cứng rắn đưa ra những lý lẽ khác để bác bỏ. Ông nêu ra một số khuyết điểm của nàng, nhưng những điều này thực sự không đáng kể, nhất là chẳng liên hệ gì đến việc xuống hạng từ “xuất sắc” đến “khá”. Sau đó, ông còn nói thêm: – “Có một số người trong hãng cho là cô “hơi lặng xăng!”. – “Ý ông muốn nói gì?”, Karen bất bình. – “Ừm…Thì có lẽ là vấn đề nhân cách… Nhìn cung cách làm việc của cô, một số người nghĩ là cô không gắn bó với công việc”.

Tới đây thì đôi mắt Karen tràn lệ. Nàng nghẹn ngào thốt lên, cố kềm để không bật khóc: “Tôi thật không hiểu nổi!”…Rồi nàng nói với ông chủ là người ta đã lầm, đã đánh giá nàng thấp biết chừng nào. Người ta không biết là nàng đã phấn đấu ra sao

mới có thể thu xếp đi làm cả hai buổi một ngày, không biết nàng đã cực kỳ vất vả để một mình nuôi hai đứa con…Vết thương cũ càng làm nước mắt nàng tuôn nhiều hơn…Thế là ông chủ chuyển từ thế chống đỡ sang thế cha chú khuyên răn. Ông nói rằng ông rất thông cảm, rằng ngay cả những người chưa có con cũng không dễ phấn đấu được như nàng. Ông còn đoan chắc với Karen rằng nàng quả thực tỏ ra rất có triển vọng trong công tác…Cuộc gặp gỡ kết thúc bằng đôi lời tâm sự của Karen về cuộc sống gay go kể từ sau vụ ly dị chồng. Ông chủ lắng nghe với nhiều thiện cảm. Cả Karen lẫn ông chủ đều không nói gì thêm về mục đích chính của cuộc gặp gỡ này, tức là vụ xếp hạng cuối năm. Karen rời khỏi sở, lòng nhẹ nhàng vì đã không mất lòng ông chủ vì buổi nói chuyện kết thúc vào thời điểm mà tình cảm còn nồng nàn…

Khi kể lại câu chuyện với chúng tôi trong buổi trị liệu nhóm kế tiếp, Karen kết luận: – “Quí vị thấy đấy. Chạm trán với ông ta chẳng đem lại ích lợi gì. Ổng đâu có nghe. Vả lại chuyện xếp hạng đối với tôi cũng không có gì quan trọng. Thực ra nó chẳng có nghĩa lý gì với tôi cả!”.

Nhưng những thành viên trong nhóm không dễ dàng bỏ rơi vấn đề. Họ đặt ra những câu hỏi để ép Karen phải đối diện với sự thắc mắc của nàng: “Một vài người trong sở đó là ai? Ai đã nhận xét rằng cô “hơi lăng xăng” và không gắn bó với công việc?”. Karen trả lời không biết. Một người hỏi tiếp: “Hơi lăng xăng một chút, nói vậy có ngụ ý gì?”. Karen cũng không trả lời chắc chắn được câu hỏi này. “Tôi không biết nữa. Có lẽ cá tính tôi làm sao đó nên họ nghĩ như vậy…”.

Karen không những đã không nói rõ hơn được lập trường của mình ngay từ đầu, mà cũng không biết làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa khi ông chủ đưa ra những lập luận phản bác. Nàng đã không đặt những câu hỏi như: “Ai ở trong sở đã phê bình đó liên quan thế nào với việc xếp hạng tôi?”…Xúc cảm của Karen trước những lời phê bình của ông chủ làm nàng mất hết sáng suốt, đến nỗi không còn biết mình muốn nói gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảm thấy đầu óc mù mờ, nói không ra lời, mất hết thông minh…đó là những phản ứng thường tình của nữ giới khi phải đấu tranh để bảo vệ lập trường cũng như quyền lợi của mình. Nhưng, đó không phải là do quá giận hay là một “chiến thuật” để tranh đấu. Chúng ta cư xử như thế là vì chúng ta sợ. Chúng ta không dám nêu ra những câu hỏi rõ ràng và phát biểu minh bạch lập trường của mình, bởi trong vô thức, chúng ta

Một phần của tài liệu Vũ khúc cơn giận ppsx (Trang 65 - 68)