Lý luận về hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 26 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trẻ mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục trẻ mầm non

HĐ giáo dục trẻ MN, là mắc xích, là viên gạch đầu tiên, cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Cấp học mầm non có vai trò cực kì quan trọng. Nó như nền móng của một ngôi nhà và là cấp học đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xậy dựng

17

một ngôi nhà kiên cố. Ngôi nhà này có vững chắc hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào nền móng này. Cấp học này tạo điều kiện khả năng vốn có của bản thân.

Cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGD trẻ mầm non.

Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGD trẻ mầm non

Điều 22, Luật Giáo dục 2005 nêu: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”.

Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể còn non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn đặc biệt là cần sự giúp đỡ của mọi người. Do đó nhà giáo dục giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trong cuộc sống.

Giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, xây dựng một nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ mầm non. Đặt cơ sở nền tảng cho việc hành thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: Gia đình với trường mầm non và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, giúp trẻ làm quen môi trường học tập mới và các mối quan hệ mới ở trường tiểu học, giảm thiệt thòi cho những trẻ chưa được đến trường.

18

Nhiệm vụ giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành, phát triển trẻ em chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tổi đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời.

Các nhiệm vụ giáo dục trẻ có liên quan mật thiết và bổ sung lẫn nhau tạo thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các tác động giáo dục đến nhân cách của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tổng thể với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Giáo dục phát triển thể chất:

- Giáo dục sức khỏe cho trẻ

Phát triển sức khỏe về thể chất và tinh thần, hình thành năng lực cá nhân duy trì cuộc sống lành mạnh.

Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh của trẻ.

Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui tươi, ngăn ngừa mệt mỏi cho hệ thần kinh.

Phát triển các kỹ năng vận động tinh và hoàn thiện dần các vận động cơ bản hình thành một số tố chất vận động cho trẻ.

Phát triển và hoàn thiện dần một số vận động cơ bản, tiếp tục hình thành và phát triển và hoàn thiện dần các kỹ năng kỹ xảo vận động, rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác với việc phối hợp vận động các bộ phận cơ thể với nhau.

Từng bước rèn luyện một số vận động cơ bản, tiếp tục hình thành phát triển những tố chất nhanh nhẹn, chính xác dẻo dai, bền bỉ, không có những động tác thừa.

19

- Hình thành một số kỹ năng văn hóa- vệ sinh đơn giản

Giáo dục và tập cho trẻ một số kỹ năng văn hóa - vệ sinh đơn giản: tự múc cơm ăn, ăn không ngậm, khi ăn không nói chuyện, biết rửa tay trước khi ăn, biết mời trước khi ăn, rửa sau khi ăn xong.

Từng bước tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ giấc và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Tập cho trẻ hiểu được sinh hoạt ở trường mầm non, và tổ chức không gian sống ở trường mầm non. Ý thức tự phục vụ cho bản thân không cần sự giúp đỡ của người lớn.

- Hình thành những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

Hình thành tính tò mò ham hiểu biết về sức khỏe con người. Tự giác làm những việc cần thiết để phòng bệnh.

Dạy trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích đối với sức khỏe. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh.

Phát triển khả năng tự kiểm soát và điều khiển cơ thể, phát triển tính độc lập, tự tin vào những năng lực thể chất của bản thân.

Tập cho trẻ phối hợp vận động nhịp nhàng, giữ được thăng bằng khi vận động, kiểm soát được vận động, có khả năng phối hợp tay và mất khi thực hiện vận động.

Giáo dục và phát triển hoạt động nhận thứccho trẻ:

- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh của trẻ.

- Hình thành ở trẻ sự quan tâm, tính tò mò về những hiện tượng, các sự vật khác nhau ở xung quanh qua đó giáo dục trẻ có ý thức gần gũi với môi trường.

- Thu hút trẻ vào hoạt động tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh qua đó liên hệ với cuộc sống hằng ngày của mình. Trên cơ sở đó làm giàu vốn

20

kiến thức về bản chất của sự vật, hiện tượng, khái niệm đơn giản về môi trường xung quanh.

- Tăng cường vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và hệ thống hóa các tri thức để trẻ hiểu rõ ràng các khái niệm về sự vật xung quanh, chức năng và một số phẩm chất của chúng (Màu sắc, kích thước, hình dạng, tính chất, vật liệu dễ vỡ...) nắm được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng mang tính quy luật (Dấu hiệu đặt trưng các mùa trong năm) cũng như cung cấp thêm một số biểu tượng sơ đẳng về một số hiện tượng và sự kiện trong đời sống xã hội của người lớn, về đất nước, thủ đô, các dân tộc.

- Phát triển các quá trình nhận thức của trẻ.

+ Giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển khả năng tư duy và tưởng tượng cho trẻ. Đặc biệt quan tâm đến phát triển một số thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp.

+ Hình thành một số năng lực trí tuệ của trẻ.

+ Hình thành khả năng định hướng trong môi trường xung quanh. + Biết chia sẽ đồ chơi với các bạn cùng chơi, giữ gìn đồ chơi chung.

Giáo dục phát triển ngôn ngữ:

- Nghe

+ Các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động các từ biểu cảm, khái quát.

+ Nghe kể chuyện dọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Nói:

+ Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.

+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm của bản thân bằng các loại câu khác nhau. + Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.

- Làm quen với việc đọc viết

21

+ Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. + Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.

Giáo dục cho trẻ một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:

- Trẻ biết hợp tác với bạn bè trong các hoạt động cùng nhau ở trường, trong lớp. Giáo dục trẻ biết chia sẽ, cảm thông với mọi người.

- Giáo dục trẻ biết chào hỏi, biết cảm ơn, gần gũi thân mật với người già và những người khác trong cộng đồng.

- Phát triển một số nét tính cách cần thiết cho trẻ:

- Hình thành ở trẻ tính cách sẳn sàng hợp tác chia sẽ với mọi người, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, dám suy nghĩ, hành động độc lập.

- Làm quen với khám phá khoa học: Nhận biết tên gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể người, Nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật công dụng, một số con vật hoa quả và cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ. Nhận biết một số màu sắc cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian so với bản thân trẻ, một số hiện tượng thiên nhiên.

- Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán: Tập hợp, số lượng, nhằm để biểu dương thành tích của trẻ giúp trẻ tiếp tục phát huy bản thân trong thời gian tới.

- Trong qua trình giáo dục trẻ để đạt được kết quả cao nhất người giáo viên phải biết phối hợp các nhóm phương pháp trên với nhau một cách mềm dẻo, hài hòa để chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau một cách tốt nhất.

Giáo dục thẩm mỹ:

-Phát triển khả năng nhận thức cái đẹp.

-Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển tri giác thẩm mỹ.

22

-Giáo dục vẻ đẹp trong mối quan hệ những người thân xung quanh. -Giáo dục trẻ hành vi văn hóa.

-Hình thành xúc cảm thẩm mỹ.

-Phát triển khả năng biểu đạt qua các hình thức hoạt động nghệ thuật, phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ và hứng thú với nghệ thuật. Bước đầu giáo dục thị hiếu nghệ thuật.

1.3.1.3. Nội dung hoạt động giáo dục mầm non.

Giáo dục phát triển thể chất

- Giáo dục và phát triển vận động.

+Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

+Giáo dục các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động. +Tập các cử động bàn tay, ngón tay sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

+Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.

+Tập luyện nề nếp và thói quen trong sinh hoạt.

+Tập làm một số việc phục vụ trong sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe. +Nhận biết và tránh xa một số nguy cơ không an toàn.

Giáo dục và phát triển nhận thức

Làm quen với khám phá khoa học: nhận biết tên gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể người, nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bậc, công dụng, số con vật, hoa quả và cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, phương tiện giáo thông quen thuộc với trẻ. Nhận biết một số màu sắc cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian so với bản thân trẻ, một số hiện tượng thiên nhiên.

Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm, xếp tương ứng, so sánh đo lường, sắp xếp theo quy tắc, hình dạng, định hướng trong không gian và thời gian.

23

Khám phá xã hội: Bản thân gia đình họ hàng và cộng đồng, trường mầm non, một số nghề phổ biến, danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.

Nghe các từ chỉ người, sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.

Giáo dục và phát triển ngôn ngữ.

-Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày, nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao.

-Nhận biết và phát âm các âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.

-Bày tỏ nhu cầu, cảm xúc tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu khác nhau.

- Lễ phép, chủ động, tự tin trong giao tiếp.

- Làm quen với cách sử dụng sách, bút, chữ, viết, việc đọc sách, một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.

Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.

-Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm, sự vật và hiện tượng xung quanh.

- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt và gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

- Quan tâm bảo vệ môi trường, cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống gần gũi xung quanh bé và trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Giáo dục một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.

1.3.1.4. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Phương pháp tổ chức các HĐGD trẻ mầm non.

Dựa vào những cơ sở nhất định về nguồn thông tin để phân loại các phương pháp giáo dục vào các hệ thống với tên gọi khác nhau, gồm có các

24

phương pháp: Phương háp trực quan, phương pháp dung lời, phương pháp thực hành; trải nghiệm…

Phương pháp trực quan minh họa: (Phương pháp quan sát, làm mẫu, minh họa)

Phương pháp này cho phép trẻ sử dụng các giác quan của mình để quan sát (Nhìn), tiếp xúc (Cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm,…) để trẻ tự nhận biết được sự vật hiện tượng trong quá trình khám phá thế giới xung quanh không chỉ bằng mắt, bằng tay, mà còn bằng cả cảm giác của bàn tay qua sờ, nắm khi trẻ khám phá, khảo sát đồ vật. Việc cho trẻ trực tiếp cảm nhận sẻ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ em.

Phương pháp dùng lời nói:

Sử dụng phương tiện ngôn ngữ để (Đàm thoại, trò truyện, kể truyện, giải thích) nhằm trao đổi, đưa ra các câu hỏi, câu đố, lời đề nghị, lời gợi ý, đọc thơ, ca dao, lời chỉ dẫn, giải thích, kể chuyện… là vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ mầm non nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ để trả lời, chia sẻ những ý tưởng, bộc lộ cảm xúc của bản thân, giúp trẻ gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện tương thích với lời nói qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, tưởng tượng của trẻ.

Phương pháp thực hành, trải nghiệm

Phương pháp thực hành giao tiếp với đồ vật, đồ chơi trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội thế giới xung quanh để khắc sâu hình ảnh đó vào bộ não, hiểu biết một cách sâu sắc hiện thực. Để làm được điều đó trẻ em không những chỉ cần nghe giáo viên nói, quan sát những gì mà cô yêu cầu mà còn phải trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn để có thể phát hiện ra những tính đặc trưng, làm rõ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, trong một chừng mực nào đó, để có thể làm biến đổi chúng. Qua đó còn giúp trẻ nhận thức mọi việc sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy được tính tích cực hơn trong tư duy.

25

Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hoạt động vui chơi của trẻ nhưng trong hoạt động vui chơi đó thật ra giáo viên cũng đang dạy, đang giáo dục trẻ. Do đó sự có mặt những tình huống bất ngờ, thú vị, mới lạ… những tình huống với tính chất nêu vấn đề buộc trẻ phải suy nghĩ, tư duy, so sánh, phân tích, hệ thống, phải biết huy động vốn kiến thức đã có để tìm lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)