Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ

Trong quản lý thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, yêu cầu người quản lý cần phải nắm vững chương trình giáo dục trẻ mầm non, nắm chắc đối tượng, công việc và thời gian thực hiện.

30

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm quản lý chuyên môn của người CBQL, nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện việc xây dựng kế hoạch đúng và đầy đủ, có hiệu quả và sáng tạo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. CBQL giúp cho giáo viên nắm vững việc thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT về thông tư chương trình Giáo dục mầm non, hiểu các mục tiêu, nội dung của kế hoạch theo từng độ tuổi trong năm học, theo từng chủ đề, các sự kiện, lễ hội trong năm học. Cũng như nắm những căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục như sau:

Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của Chương trình Giáo dục nhà trẻ và Chương trình Giáo dục mẫu giáo) theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục ban hành.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ

Quản lý thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ là một trong những chức năng quản lý nhà trường của người CBQL là người hiệu trưởng cần sâu sát vào việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức ra từng hoạt động, tuy nhiên để thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động giáo dục cần căn cứ vào việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày cho trẻ của GV theo kế hoạch giáo dục đã được xây dựng.

Tổ chức hoạt động học đối với trẻ mẫu giáo

Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch, sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.

Hoạt động học nhằm cũng cố, điều chỉnh, chính xác hoá một cách hệ thống kiến thức, kỹ năng mà trẻ có được thông qua hoạt động chơi hoặc cung cấp, hình thành kiến thức kỹ năng mới cho trẻ. Đồng thời, hoạt động học rèn

31

luyện cho trẻ khả năng tập trung chú ý trong một khoảng thời gian nhất định, giúp trẻ làm quen với một số nền nếp, thói quen học tập để chuẩn bị tâm thế cho trẻ tiếp tục học tập ở cấp học tiếp theo.

Tổ chức hoạt động học cho trẻ nhà trẻ

Chơi tập có chủ định là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm thực hiện nội dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non; phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ phát triển tình cảm xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mỹ. Khi tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định, GV phối hợp đan xen hợp lý giữa các hoạt động có tính chất động với hoạt động có tính chất tĩnh.

Hoạt động chơi - tập được tổ chức 2 lần trong ngày, bao gồm chơi tập có chủ định, chơi với đồ chơi, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, chơi các thiết bị, đồ chơi và hoạt động theo ý thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)