Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 70 - 73)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Kiểm tra đánh giá ở cấp học MN là một bộ phận không thể tách rời của quá trình quản lý chất lượng HĐGD trẻ. Đây là công việc cần thực hiện thường

61

xuyên và có hệ thống. Vì quá trình này giúp cho nhà QLGD và GVMN có những thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phục vụ tốt cho công tác phát triển giáo dục trẻ, đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Để biết rõ kết quả thực hiện quá trình này trong thực tế như thế nào chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và GVMN trên địa bàn huyện Thới Lai và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ.

STT Nội dung

Mức độ đánh giá % (N=50)

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Đánh giá trẻ hàng ngày 30 40,5 15,5 14 2 Kiểm tra, đánh giá trẻ cuối chủ đề,

cuối giai đoạn, cuối năm học 33,5 32,5 20 13 3 Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, công

cụ kiểm tra đánh giá trẻ 37 30,5 19,5 13 4 Đổi mới phương pháp hình thức kiểm

tra đánh giá trẻ 25 34,5 24,5 16

5 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

trẻ 27 33 28 12

Qua bảng 2.10 cho thấy mức độ tốt cao nhất là xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, công cụ kiểm tra đánh giá trẻ; kế đến việc kiểm tra đánh giá trẻ cuối chủ đề, cuối giai đoạn, cuối năm học, xếp vị trí thứ 2 mức độ tốt cao nhất; vị trí thứ 3 đánh giá trẻ hàng ngày; Đổi mới công tác đánh giá xếp vị trí thứ 4; nội dung đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá trẻ được xếp sau cùng.

Qua kết quả khảo sát cho thấy công tác kiểm tra đánh giá trẻ thông qua các hoạt động giáo dục cho chúng ta nhận thấy các trường mầm non có tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá trẻ, việc xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tuy nhiên công tác kiểm tra đánh giá trẻ chưa

62

được CBQL và GVMN quan tâm đúng mức, là qua loa, kết quả đánh giá trẻ hàng ngày mức độ tốt thấp xếp vị trí thứ 3, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục trẻ. Vì đánh giá trẻ hàng ngày ta thu thập được các thông tin sự tiến bộ, điều chưa đạt được ở trẻ để có hướng kế hoạch rèn luyện tiếp theo, uốn nắn trẻ, nắm bắt khả năng hứng thú của trẻ. Từ đó phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ. Kết quả đánh giá cuối chủ đề cuối giai đoạn, cuối năm học được ghi vào cuối kế hoạch giáo dục của từng chủ đề, đánh giá một cách sơ sài, nội dung chung chung, chưa cụ thể các vấn đề nổi bật, cũng như các hạn chế của từng trẻ, chưa đánh giá trẻ toàn diện trên các lĩnh vực, kết quả đánh giá không sát thực tế, kết quả đánh giá chưa đánh giá được chất lượng mà còn chạy theo số lượng, GVMN chưa mạnh dạn phối hợp với phụ huynh trong việc đánh giá trẻ còn những mặt ưu điểm, hạn chế để cùng phối hợp trong thời gian tới phát huy thêm hay khắc phục cho trẻ.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trẻ, bao gồm cả hình thức kiểm tra, phương pháp kiểm tra, hình thức kiểm tra, đánh giá. Nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá chưa được CBQL và GVMN chú trọng theo hướng tích cực mà chủ yếu sử dụng phương pháp cũ kiểm tra đánh giá trẻ, kiểm tra đánh giá trẻ dựa vào ý thức thái độ của trẻ mà chưa đo đạt đánh giá đúng những kỹ năng, kết quả trẻ thực hiện các hoạt động. Nên chưa tạo động lực cho trẻ tham gia hoạt động cùng bạn cùng cô dẫn đến kết quả thu được còn thấp. Chưa tăng cường đánh giá trẻ hàng ngày trong giờ học cũng như mọi lúc mọi nơi, chưa chú trọng đánh giá trẻ qua trao đổi, thảo luận, qua thực hành, trải nghiệm. Chưa chú trọng phát triển trẻ, khả năng nhận xét bản thân.

CBQL chưa thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc nhắc nhở GV đánh giá trẻ của GVMN mà chủ yếu giao phó cho GV tại lớp. Việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ kiểm tra đánh giá trẻ ở các trường mầm non có thực hiện nhưng chưa phản ánh được các nội dung cần đánh giá.

63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 70 - 73)