9. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ
Công tác kiểm tra đánh giá là một việc không thể thiếu trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong nhà trường việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích nắm bắt được thực trạng việc dạy và học, điều chỉnh việc dạy của GV mà còn giúp
33
thay đổi trong hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
Kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường sẽ phát hiện ra những mặt mạnh và những hạn chế yếu kém, để phát huy được những mặt mạnh, mặt tốt và khắc phục, uốn nắn những mặt sai lệnh của các GV, tập thể tổ khối khi tiến hành công việc. Quá trình kiểm tra góp phần hình thành và phát triển ý thức, các năng lực tự kiểm tra, tự điều chỉnh công việc của chính bản thân mỗi người cán bộ GV.
Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ trưởng dưới sự giám sát của Ban lãnh đạo nhà trường. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho người cốt cán, hướng dẫn kiểm tra theo qui định của trường và của ngành. Kiểm tra hoạt động của các tổ khối chuyên môn, người cán bộ quản lý thực hiện việc này để thấy được hoạt động sư phạm của toàn thể các thành viên trong tập thể, sự tương tác nhau của các thành viên.
Tổ chức đánh giá, khảo sát chất lượng trẻ theo chủ đề, giai đoạn, năm học từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Đánh giá cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp, hình thức đánh giá, coi trọng sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.
Kiểm tra hoạt động của GV: yêu cầu đi sâu vào nội dung công việc và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công việc GD trẻ, đồng thời tạo không khí sư phạm của từng GV, giúp họ làm tốt công việc GD trẻ, kiểm tra kế hoạch giáo dục của giáo viên ở lớp, kiểm tra việc triển khai thực hiện HĐGD.
Kiểm tra công tác của tổ trưởng chuyên môn về nề nếp quản lý của tổ trưởng, nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên và uy tín của tổ trưởng.
34
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của từng tổ khối, các biên bản kiểm tra chuyên đề, thao giảng, buổi dạy tốt của giáo viên của tổ .
Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ khối, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ, các hội thi.