Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 81 - 86)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường

non huyện Thới Lai

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về việc giáo dục trẻ tại các trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp:

CBQL, GV là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên tắc giáo dục, thực hiện đầy đủ có chất lượng chương trình giáo dục trong nhà trường; gương mẫu thực hiện các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường; là người không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tác động là thay đổi nhận thức của đội ngũ CBQL và GVMN sự cần thiết của hoạt động giáo dục trẻ. Nâng cao nhận thức của CBQL và GVMN về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ và điều này là vấn đề quyết định cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ, nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giáo dục trẻ của nhà trường.

Có ý nghĩa tập hợp được tất cả mọi nguồn lực, mọi tầng lớp cùng chủ động, thống nhất, cùng góp sức để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng. Giúp cho cán bộ quản lý có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học đạt hiệu quả. Giúp cho giáo viên hiểu một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học, từ đó họ tự giác thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của mình.

Giúp cán bộ quản lý và mỗi giáo viên mầm non thấm nhuần đường lối đổi mới GD của Đảng, đổi mới của GDMN, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức nâng cao chất lượng HĐGD.

72

Giúp CBQL, GVMN rèn luyện các phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chính trị, có cái “Tâm” với nghề nghiệp và có ý thức tự học, tự phấn đấu của cán bộ quản lý, GV nâng cao năng lực bản thân từ chuyên môn nghiệp vụ đến phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện GD.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng tác động tạo ý thức tư tưởng của CBQL và GVMN về ý thức, tinh thần trách nhiệm về mục tiêu chung nhà trường đối với thế hệ là tương lai của đất nước, nâng cao trình độ, ý thức tinh thần trách nhiệm của từng CB, GV là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong các cơ sở giáo dục. Xác định trách nhiệm của bản thân về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tŕnh độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức.

Hiệu trưởng triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị của Đảng, của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, công văn chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân, của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ, của Ủy ban nhân dân, của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Lai. Phương hướng nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non trong thời gian sắp tới, công tác xây dựng, biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phương pháp giáo dục theo hướng đổi mới cho đội ngũ CBQL và GVMN.

Chú trọng xây dựng kế hoạch phối hợp với các cấp, ban ngành đoàn thể để cùng chung tay với chăm lo cho cấp học GDMN cụ thể hơn là hoạt động giáo dục trẻ.

Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của CBQL và GVMN, Hiệu trưởng là người đứng đầu một cơ sở giáo dục có vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng hoạt động giáo dục tại trường. Từ đó việc xây dựng nâng cao ý thức trong việc giáo dục trẻ, nâng cao nhận thức của GV về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đối với nhà trường, vị trí vai trò, nhiệm vụ của

73

bản thân GVMN đối với hoạt động giáo dục trẻ. Đó là những nhiệm vụ mà người hiệu trưởng cần quan tâm và chú trọng thực hiện trong quá trình quản lý của mình.

Thực hiện việc tuyên truyền GD, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương, chương trình GDMN và phương hướng nhiệm vụ của ngành tới tất cả GV.

Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, giáo viên trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Xây dựng quy chế, quy định về các hoạt động chuyên môn, đưa ra trao đổi, bàn bạc và thống nhất thực hiện công khai các quy định đó trước tập thể cán bộ GV.

Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của mọi cán bộ giáo viên về ý thức dân chủ, tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của nhà trường. Coi vấn đề tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu.

Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện, khuyến khích tinh thần giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong học tập.

Thông qua các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho GVMN qua việc tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nước, địa phương đến tất cả các giáo viên mầm non.

CBQL phải nắm vững các văn bản chỉ đạo mới nhất của cấp trên về công tác giáo dục trẻ. Trên cơ sở đó tuyên truyền trong các buổi họp để quán triệt cho đội ngũ GVMN một cách đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời và cùng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường cùng nhau thực hiện nhiệm vụ để mang lại hiệu quả cao nhất.

74

Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tôn trọng và học hỏi để tạo động lực làm việc; Trao quyền đi đôi với trách nhiệm để GV tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức GV, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.

Cán bộ quản lý tự bồi dưỡng để nâng tư duy trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tính trong phong cách quản lý; nâng cao ý thức trách nhiệm đối với mối quan hệ trong công việc, nâng cao năng lực, luôn tìm cách thấu hiểu GV để đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Không ngừng chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời mọi quyền lợi chính đáng của giáo viên; giúp cán bộ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với trường, với lớp, coi tập thể sư phạm như là gia đình, là tổ ấm của mình; đây cũng là 1 trong các yếu tố nâng nhận thức, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

Chỉ đạo phân công lao động phù hợp với điều kiện và năng lực của từng cán bộ giáo viên.

Đảm bảo đúng, đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên như: bình xét nâng lương, chế độ ưu đãi, bình xét thi đua công khai, dân chủ công bằng.

Hàng năm tổ chức cho giáo viên đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.

Chăm lo đến quyền lợi chính trị và sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân từ đó mỗi thành viên là một yếu tố thúc đẩy các phong trào của công đoàn nhà trường phát triển, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Tăng cường công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và điều hành công việc.

75

Quản lý tài chính cần rõ ràng có kế hoạch thu, chi trong năm học và thực hiện thu, chi đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ.

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn: 100% cán bộ giáo viên thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày, có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, có đủ đồ dùng, giáo án lên lớp và tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị. Mọi hoạt động trong nhà trường đều được đưa ra bàn bạc, công khai trong hội đồng nhà trường, trong Hội nghị họp phụ huynh để cùng thống nhất thực hiện giúp CBQL và GV có thêm niềm tin và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với chất lượng GD của nhà trường.

Nhà trường thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục. Thực hiện 3 công khai trong trường học một cách thường xuyên.

Thường xuyên duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của nhà nước như: Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ; phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hội thi…Ngoài ra nhà trường tổ chức lễ hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, qua các đợt thi đua đó lấy kết quả để đánh giá xếp loại giáo viên, do vậy mỗi giáo viên trong các nhà trường đều phấn đấu cố gắng để đạt được các tiết dạy khá, tốt.

Cải tiến môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ, công bằng, tuyên dương, khen thưởng, phê bình, kĩ luật rõ ràng, kịp thời tạo điều kiện làm việc thuận tiện, thoải mái cho giáo viên giúp học về vật chất thời gian để yên tâm

76

khi tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ. Lưu ý tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh cá nhân của từng giáo viên để có hướng giúp đỡ. Tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác và toàn tâm cống hiến tài năng cho phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên đội ngũ giáo viên mầm non trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Giúp cho giáo viên mầm non luôn có ý thức sử dụng đổi mới các phương pháp giáo dục để đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng giảng dạy, dần dần họ nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của bản thân, hình thành thói quen, ý thức tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Có hướng điều chỉnh kịp thời các tư tưởng, hành động sai lệch ngay nên cần tạo được mối liên hệ gần gũi, thân thiện, hòa đồng cùng các đồng nghiệp giáo viên.

GVMN nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, đối với sự phát triển của trẻ em, đối với thế hệ tương lai của đất nước. Từ đó nâng cao tinh thần, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, qua đó tiếp cận những tiến bộ, những thành tựu khoa học phát triển để áp dụng vào thực hiện cho đơn vị mình một cách phù hợp để nâng cao chất lượng cho nhà trường.

Bản thân hiệu trưởng cần phải tiếp tục tích cực học hỏi, bồi dưỡng kinh nghiệm quản lý, từ đó đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 81 - 86)