Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 62 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ

Đối với giáo dục mầm non thì kết quả mong đợi là giúp trẻ phát triển toàn diện tất cả các mặt về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã

53

hội và thẩm mỹ, điều này cần thiết để một đứa trẻ phát triển hài hòa, cân đối các mặt, tránh trường hợp phát triển vượt trội mặt này, nhưng lại khiếm khuyết, hạn chế ở mặt khác. Để các nhà quản lý thực hiện tốt được vấn đề này cần thiết phải có sự nỗ lực rất lớn của cả đội ngũ CBQL và GVMN. Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục mầm non là việc xây dựng kế hoạch GD trẻ.

Bảng 2.6 Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ mầm non

TT Nội dung Kết quả thực hiện (N= 50) ĐTB X Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nắm mục tiêu chương trình giáo dục trẻ 11 22 28 56 7 14 4 8 2.92 3 2 Nắm nội dung chương trình giáo dục trẻ 17 34 26 52 7 14 0 0 3.2 2 3 Xây dựng kế hoạch đúng chương trình GDMN 23 46 25 50 2 4 0 0 3.42 1 4 Thiết kế hoạt động giáo dục 21 42 29 58 0 0 0 0 3.42 1 5 Thiết kế môi trường giáo dục 11 22 21 42 13 26 5 10 2.76 4

Điểm trung bình chung 3.14

Mỗi nội dung thực hiện kế hoạch giáo dục được thực hiện có nội dung riêng biệt. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục qua bảng khảo sát được đánh giá như sau:

54

Về việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ có số điểm trung bình chung 3.14, về thiết kế hoạt động giáo dục được đánh giá ở mức độ tốt cao nhất xếp thứ ở vị trí thứ nhất với điểm trung bình chung 3.42; và việc xây dựng kế hoạch đúng chương trình giáo dục mầm non được đánh giá ở mức độ tốt xếp cùng vị trí thứ nhất điểm trung bình chung 3.42; về việc nắm nội dung chương trình giáo dục trẻ được đánh giá mức độ tốt xếp thứ 2 với điểm trung bình chung 3.2; nắm mục tiêu chương trình giáo dục trẻ được đánh giá mức độ tốt được xếp 3 với điểm trung bình chung 2.92; Việc thiết kế môi trường giáo dục được đánh giá tốt xếp vị trí cuối cùng.

Qua kết quả khảo sát và trao đổi trực tiếp cho thấy công tác thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên các trường mầm non có thực hiện, các trường có xây dựng kế hoạch đúng chương trình GDMN, thiết kế hoạt động giáo dục và môi trường giáo dục theo chương trình. Tuy nhiên công tác xây dựng kế hoạch vẫn còn chưa đầu tư nhiều, trọng tâm kế hoạch chưa xuất phát từ trẻ, xác định chưa phù hợp các mục tiêu, nội dung chương trình, như về xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ cần giáo dục cho trẻ, kế hoạch thiết kế hoạt động, môi trường hoạt động cho trẻ cũng còn chưa lấy trẻ làm trung tâm, chủ yếu trang trí, lấp đầy là phần lớn.

Xây dựng kế hoạch còn rập khuôn, sao chép, chưa sáng tạo để sát thực tế tình hình đặc điểm riêng của lớp, của trẻ mình, chưa mạnh dạn phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng thiết kế hoạt động và tạo môi trường chưa thực sự mở, phong phú cho trẻ hoạt động. Môi trường chỉ để thực hiện đều đặn qua các chủ đề, chưa chú ý đến nội dung GD, phần tạo môi trường trong và ngoài lớp ít chú ý đến thiết kế khu chơi phong phú hợp lý.

Xây dựng kế hoạch giáo dục chưa phản ánh được các kết quả mong đợi, nội dung đáp ứng sự phát triển của trẻ trong chương trình giáo dục mầm

55

non, kế hoạch chưa đảm bảo phù hợp với khả năng và điều kiện của trẻ, với giai đoạn phát triển, đặc biệt là những nhu cầu, hứng thú của từng trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)