Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 86 - 91)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho độ

cho đội ngũ CBQL và GVMN

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trước những yêu cầu của xã hội và sự đổi mới của ngành, để nâng cao chất lượng giáo dục của ngành học, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội,

77

vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng lượng đội ngũ GVMN cả về trình độ, phẩm chất và năng lực.

Đối với CQBQL có tầm nhìn và năng lực bao quát các vấn đề cả về chuyên môn nghiệp vụ, và nghiệp vụ quản lý GDMN, việc tự nhận thức nâng cao năng lực QL để có những quyết định chỉ đạo phù hợp, thúc đẩy chất lượng GD trẻ của nhà trường ngày càng được nâng lên và cả về chất lượng đội ngũ.

Đối với GVMN khác với giáo viên các cấp học khác, để thực hiện tốt hoạt động cụ thể của mình, đó là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người giáo viên phải có những năng lực nhất định như khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì giáo viên cần năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ và cùng với các kĩ năng cụ thể.

Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ quản lí của nhà trường. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non là một việc làm tất yếu cần thiết. Giáo viên mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Tạo tiền đề quan trọng chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học đồng thời tạo điều kiện để phát triển nguồn lực cho tương lai.

Chỉ đạo tốt chuyên đề trọng tâm, tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra bồi dưỡng, thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính; triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”, phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

78

Khi nói đến hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ, GV cần có năng lực ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của GV, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Năng lực này thể hiện kỹ năng qua hàng loạt các kỹ năng trong khi làm việc với trẻ như những kỹ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kỹ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân.

GVMN trước thời kì đổi mới của đất nước, rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là năng lực sư phạm: gồm các năng lực thuộc về nhân cách, năng lực dạy học, năng lực giao tiếp. GV có năng lực sư phạm, tích lũy vốn tri thức, hiểu biết những kĩ năng nhất định để làm công tác chăm sóc GD trẻ mầm non. Những kĩ năng cũng giúp thuận lợi cho GVMN trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ như hát, hội họa, kể chuyện hấp dẫn, những năng lực chuyên biệt này giúp GV có những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc của các cháu. Đây cũng là mặt mạnh và những đánh giá nổi bật về khả năng của người GVMN.

Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học quý báu, những giải pháp sáng tạo mà trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu chắt lọc đúc rút lại để thu được kết quả tốt nhất khi vận dụng vào thực tế. Vì vậy nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm được duy trì, phát triển có chiều sâu và hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL cơ sở GDMN quán triệt về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, năng lực QL của CBQL trường mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và

79

xã hội; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường mầm non theo chuẩn; xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của CBQL trường mầm non; Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ CBQL trường mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo các nội dung tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp bám sát các quy định về GDMN.

Giáo viên tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD& ĐT tổ chức, được học tập các trường trong huyện, trong thành phố. Sau học tập tổ chức rút kinh nghiệm và tiến hành thực hành nhằm tạo sự nâng lên về năng lực chuyên môn và tổ chức HĐ của GV.

Hàng năm, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không chỉ vào thời gian đầu năm học do các cấp tổ chức, mà trong suốt quá trình làm việc, GV đều được tác động phải có ý thức tự học, tự rèn luyện thường xuyên.

Giáo viên thiết kế giáo án bằng sự kết hợp hợp lý các phương pháp khác nhau cho từng hoạt động, cho từng đối tượng trẻ. Tăng cường tổ chức chuyên đề thao giảng, các tiết mẫu cho GV học tập rút kinh nghiệm có hiệu quả.

Hiệu trưởng lựa chọn giáo viên cốt cán cho các buổi tổ chức thao giảng, buổi dạy tốt, thực hiện các tiết dạy mẫu cho tất cả giáo viên trong từng tổ khối, hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi các cấp.

Gắn trách nhiệm của đội ngũ GV và GV cốt cán với việc tổ chức HĐGD trẻ qua dự giờ thăm lớp, từ đó đánh giá kết quả thực hiện của GV về HĐGD trẻ.

Hiệu trưởng cần huy động đầy đủ cơ sơ vật chất, phương tiện, điều kiện cho việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động.

80

Cần có những qui định mang tính bắt buộc, giáo viên cần thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là các phương pháp dạy học. Kết hợp các biện pháp thi đua, khen thưởng phù hợp và kiểm tra, đánh giá. Có khen thưởng phù hợp để kích thích sự nỗ lực hoạt động của giáo viên, giúp giáo viên muốn được cống hiến hết mình cho công việc. Điều này cần phải có qui trình, tiêu chí thực hiện rõ ràng và lòng yêu nghề chính là một trong những phẩm chất đặc biệt quan trọng giúp giáo viên có động lực cống hiến hết tài năng tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người.

Kiểm tra cần làm thường xuyên, kiểm tra nhiều hình thức như kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, và kiểm tra đột xuất lớp, giáo viên. Sau khi kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai lệch, hạn chế của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có hiệu quả chất lượng giúp trẻ đạt kiến thức kỹ năng ngày một tốt hơn.

Có kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạm tốt kết hợp với thái độ thân thiện, cởi mở, tích cực sẽ giúp cô giáo chủ động, linh hoạt và hiệu quả trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ từ đó trẻ tự nguyện tham gia hoạt động sẽ giúp trẻ phát triển tự nhiên và đạt mục đích phát triển toàn diện cho trẻ.

Dựa vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, sát với tình hình của trường.

- Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, xây dựng chế độ sinh hoạt, chương trình dạy cho các khối lớp phù hợp. Chỉ đạo GV các khối lá, chồi, mầm xây dựng kế hoạch hoạt động cho các lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và phải phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, kế hoạch được nhà trường phê duyệt mới thực

81

hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu dễ theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo định hướng tốt hơn.

Đại diện cho các khối (lá, chồi, mầm) và là lực lượng nòng cốt, vì vậy cần chọn giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với đồng nghiệp, có năng lực sư phạm tốt để chỉ đạo phân công cho giáo viên. Xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, tuần, ngày. Hàng tháng sinh hoạt 01 lần tạo nề nếp trong sinh hoạt, có đánh giá kết quả và đề ra kế hoạch tiếp nối.

Đầu năm nhà trường chỉ đạo đăng ký danh hiệu thi đua, đề tài sáng kiến kinh nghiệm để phấn đấu thực hiện. Cuối năm học chỉ đạo các trường tự chấm sáng kiến kinh nghiệm, nộp hội đồng xét duyệt đánh giá, phân loại. Các kinh nghiệm đó đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong cấp học mầm non của huyện.

Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học tại các lớp đào tạo tập trung do ngành và thành phố mở tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Khuyến khích, động viên GV tự học tập, tao dồi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ công tác vững vàng qua đồng nghiệp, qua cấp trên, qua trao đổi, học tập từ mạng intrernet.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)