9. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ
trẻ mầm non
Ở độ tuổi mầm non, giai đoạn đầu của cuộc sống, là lúc trẻ hình thành và phát triển mạnh mẽ về nhân cách là ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động giáo dục trẻ là một mảng song song với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong chương trình giáo dục mầm non gồm những hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, và hoạt động tham quan trải nghiệm, hoạt động trò chuyện... Hoạt động giáo dục thực hiện tốt, có hiệu quả sẽ
47
đảm bảo chất lượng GD của trẻ MN do vậy, những tác động của giáo dục đối với lứa tuổi này là hết sức cần thiết. Chúng tôi tiến hành khảo sát với 45 CBQL và 312 GV kết quả qua bảng 2.3.1 như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của HĐGD trẻ mầm non
T
T Nội dung
Mức độ đánh giá (%)
CBQL GVMN CHUNG
SL % SL % SL %
Vai trò của hoạt động giáo dục trẻ
1 Là nhân tố quyết định đảm
bảo chất lượng giáo dục 14 32 112 36 121 34 2 Là điều kiện để đảm bảo chất
lượng giáo dục 16 35 91 29 114 32
3 Là cơ sở hỗ trợ việc thực hiện
chất lượng giáo dục 15 33 109 35 122 34
Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ
1 Rất quan trọng 11 25 109 35 108 30
2 Quan trọng 16 36 112 36 128 36
3 Bình thường 18 39 91 29 121 34
4 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0
Nhận thấy về vai trò quan trọng và phát triển trẻ mầm non ở lứa tuổi là nhân tố hỗ trợ việc hoạt động giáo dục trẻ 122/357 có tỷ lệ chung 34% ;Số cho rằng hoạt động giáo dục trẻ là điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục (114/357) có tỷ lệ chung là 32%; Số cho rằng là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục (121/357) có tỷ lệ chung là 34%
Qua tỷ lệ trên chúng ta thấy rõ cả CBQL và GV đều cho rằng nội dung nhận thức về vai trò của HĐGD là nhân tố quyết định đảm bảo chất lượng GD và chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 34% cùng bằng với nhận định là cơ sở hỗ trợ cho việc thực hiện chất lượng giáo dục cao 34%, vai trò là điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục 32%. Điều này cho ta kết quả nhận thấy về vai trò của HĐGD trẻ MN chưa cao trong nhận thức của CBQL và GV.
48
Về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ phần lớn CBQL và GVMN đều cho rằng hoạt động giáo dục trẻ là “Rất quan trọng” với 108/357 tỷ lệ 30% , Số CBQL và GV cho rằng tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ chỉ ở mức độ “Quan trọng" với 128/357 tỷ lệ 36% . Với cách lý giải trẻ em ở lứa tuổi mầm non khả năng nhận thức còn hạn chế nên không nhất thiết chú trọng hoạt động giáo dục trẻ trong giai đoạn này nên một số CBQL và GVMN cho rằng hoạt động giáo dục trẻ chỉ ở mức “bình thường” là 121/312 tỷ lệ chung 34% .
Qua kết quả khảo sát thu được phần nào cho chúng ta thấy CBQL và GVMN đã nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ CBQL và GVMN chưa nhận thức đúng đắn, còn xem nhẹ nội dung hoạt động này. Việc nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ của GVMN cũng như việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ của CBQL. Vì GVMN là người trực tiếp giáo dục trẻ hằng ngày nên việc nhận thức chưa đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hoạt động giáo dục. Khi nhận thức không đúng dẫn đến tình trạng GVMN sẽ không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, làm qua loa cho có, làm theo thông lệ, không phát huy tối đa khả năng, sự sáng tạo của bản thân để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ, Còn đối với CBQL việc nhận thức chưa đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ có tác động to lớn đến chất lượng hoạt động giáo dục chung của đơn vị. Với nhận thức ấy CBQL sẽ không chú trọng đến việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt HDG trẻ, không xem đó là nhiệm vụ của đơn vị, không tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ, không tạo động lực cũng như khích lệ GVMN nâng cao chất lượng giáo dục trẻ lớp mình phụ trách.
49