Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá ở các trường mầm non huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 96 - 100)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá ở các trường mầm non huyện

huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thu thập thông tin về chất lượng giáo dục trẻ thì điều cần thiết phải thực hiện đó là công tác kiểm tra, đánh giá trẻ. Qua đó giúp người QL biết chính xác được thực trạng đánh giá trẻ từng giai đoạn phát triển về nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian kiểm tra đánh giá trẻ của GVMN để phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắt phục kịp thời, đồng thời cũng làm cơ sở quan trọng từ đó mà người CBQL rút được kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tiếp theo, dự kiến được bước phát triển mới.

Thực hiện công tác đổi mới trong kiểm tra đánh giá giúp người QL nhận xét chính xác về phẩm chất, năng lực của GVMN. Nhận định được mặt ưu điểm và những hạn chế, những biểu hiện sai lệch trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ của GVMN. Từ đó có những biện pháp chỉ đạo kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, định hướng, đôn đốc và có kế hoạch bồi dưỡng, những sáng kiến nhằm cải thiện hiện trạng để đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu, đáp ứng các nội dung của các hoạt động giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV đối với công việc giúp cải biến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của đơn vị.

Mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, có chất lượng, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, chủ điểm, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

87

Chỉ đạo tích cực việc thực hiên: "Dạy thật - Học thật - Kết quả thật". Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung... Theo dõi nâng cao chất lượng giáo dục trẻ vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc giáo dục. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên. Muốn thực hiện tốt việc "Dạy thật" thì mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ. Muốn có "Kết quả thật" thì giáo viên phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Cần kiểm tra các HĐ trong ngày của GV trong việc tổ chức và các điều kiện cho HĐ. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. "Học mà chơi, chơi mà học" là kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ được trải nghiệm khám phá, điều này hết sức cần thiết phải được kiểm tra, đôn đốc và đánh giá GV một cách kỉ lưỡng cho quá trình tổ chức HĐGD trẻ mầm non.

3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nâng cao nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của GVMN về việc kiểm tra đánh giá trẻ là cần thiết và quan trọng. Tiếp tục quán triệt đội ngũ GVMN khi tiến hành đánh giá đòi hỏi đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, kết quả thực chất.

Kiểm tra đánh giá trẻ cần được chú trọng xây dựng từ đầu năm học, xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức và xác định các mốc thời gian kiểm tra,

88

dựa và độ tuổi và tình hình cần xây dựng các tiêu chí, những yêu cầu đòi hỏi cần được kiểm tra, đánh giá của giáo viên mầm non được chọn lọc phù hợp linh hoạt với điều kiện của từng đơn vị, nhóm, lớp và triển khai đầy đủ cho tất cả giáo viên mầm non cùng nắm bắt kịp thời. Nêu rõ mục đích, yêu cầu từng đợt kiểm tra dựa trên những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch của nhà trường. Xây dựng tiêu chí đánh phù hợp với năng lực thực tế GVMN của đơn vị.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề có chất lượng về thực hiện công tác kiểm tra đánh giá trẻ, các hình tổ chức được đa dạng hóa đến các công cụ đánh giá kết hợp hài hòa giữa kiểm tra qua hình thức đàm thoại, phỏng vấn trẻ, nhận xét qua các sản phẩm của trẻ.

Thường xuyên, định kì kiểm tra thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên mầm non về kiểm tra kế hoạch công tác, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày theo chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.

Trò chuyện với trẻ, đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ, các bài tập trắc nghiệm và so sánh, đối chiếu với thông tin tiếp nhận được từ nguồn khác và làm cơ sở để nhận định, đánh giá kết quả đạt được của giáo viên mầm non thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Khi tiến hành đo đạc, cần đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện trẻ trên tất cả các sản phẩm, cũng như cách thể hiện của trẻ trên hoạt động.

CBQL cần tăng cường giám sát, quản lý GVMN thực hiện nghiêm túc các quy định quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá trẻ qua kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đột xuất, đánh giá trẻ hàng ngày, kiểm tra qua dự giờ đánh giá trẻ của giáo viên.

Đổi mới hoạt động đánh giá trẻ, thực hiện công cụ đánh giá theo bộ chuẩn riêng từng độ tuổi cho trẻ, đối chiếu lại với yêu cầu phát triển của trẻ

89

phát triển theo yêu cầu lứa tuổi của bộ chuẩn để từ đó có hướng điều chỉnh và thực hiện rèn luyện ở kế hoạch, thời gian tiếp theo.

Chú trọng việc kiểm tra hồ sơ cá nhân trẻ là những tư liệu có vai trò quan trọng đánh giá, nhận xét được kết quả của trẻ cho GVMN, nhà trường, cha mẹ trẻ nhận xét được để phối hợp giáo dục trẻ. Việc kiểm tra đánh giá trẻ cần xem xét các sổ sách ghi chép đánh giá trẻ hàng ngày, kiểm tra theo giai đoạn, học kì, cuối năm học, hồ sơ nhận xét từng trẻ của GVMN.

Tăng cường dự giờ, đến lớp thường xuyên để có thông tin, đánh giá được về việc thực hiện chương trình, cách thức tổ chức, thực hiện sử dụng các trang thiết bị dạy học của giáo viên mầm non trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Từ đó CBQL kịp thời định hướng bổ sung những vấn đề giáo viên còn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Qui trình kiểm tra đánh giá phải được thực hiện đầy đủ, chính xác, theo tiêu chuẩn rõ ràng. Ghi nhận đầy đủ khi kiểm tra đánh giá, ghi rõ nội dung đánh giá của người đánh giá, những gợi ý thực hiện cho giáo viên mầm non rút kinh nghiệm và tự bồi dưỡng, điều chỉnh cho bản thân.

Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên tuyệt đối không làm thay, vẽ thay cho trẻ. Nếu thấy trẻ không làm được cô có thể dùng lời hướng dẫn gợi ý để trẻ hiểu và thực hành. Giáo viên hình thành và rèn luyện tính tự lập, không ỉ lại vào người khác để cho trẻ có thao tác đúng và thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

- Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển như: phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Qua đó cần đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết

90

quả thật thì phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non dễ nhớ, dễ quên nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. “Học mà chơi, chơi mà học” là kết quả tốt nhất vì trong quá trình chơi giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà trẻ đã được trải nghiệm, được khám phá.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt góp một phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”. Đưa chất lượng giáo dục trẻ ngang tầm với yêu cầu giáo viên. Sau khi kết thúc một chủ đề Ban giám hiệu tập trung giáo viên lại nhận xét, đánh giá các công việc đã làm trong thời gian qua và rút kinh nghiệm xem có những việc gì cần bổ sung, chỉnh sửa cho chủ đề sắp tới. Đây là một việc làm cần thiết giúp giáo viên có được những bài học bổ ích để có những cải tiến hoặc điều chỉnh các hoạt động tiếp theo đạt kết quả hơn. Yêu cầu GV nghiên cứu hạ thấp xuống trong nội dung chủ đề sắp tới nếu chủ đề này đua mục tiêu cao quá so với 5 mặt phát triển so với trình độ nhận thức của trẻ. Quá trình đánh giá liên quan tới hai đối tượng đó là trẻ và giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 96 - 100)