Xây dựng môi trường giáo dục phục vụ cho công tác tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 100 - 104)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục phục vụ cho công tác tổ chức

HĐGD trẻ tại các trường mầm non huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển vể thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, quản lý việc xây dựng, thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng giúp giáo viên chú trọng việc chuẩn bị tốt môi trường GD tích cực cho trẻ.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thật sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như người giáo viên thứ hai

trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

91

CBQL hướng dẫn GV tạo một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học tập trong lớp, ngoài lớp phù hợp và thuận tiện. Môi trường giao tiếp cởi mở thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ với người xung quanh. Điều này có ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ mở rộng hiểu biết, tìm hiểu tích cực sáng tạo giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong đơn vị.

Đối với GVMN, việc xây dựng môi trường phù hợp là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển các ý tưởng tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.

CBQL cần đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho khu vực bên ngoài lớp, tạo nhiều khu vực cho trẻ mẫu giáo riêng, nhà trẻ khu riêng, giúp giáo viên tổ chức HĐGD trẻ thuận lợi hơn, đảm bảo an toàn và các HĐ phù hợp.

Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.

Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.

Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường thu hút được sự tham gia đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kì, nâng cao sự tin tưởng của cha mẹ trẻ đối với HĐGD trẻ ở trường mầm non.

Chú trọng việc GV có mở rộng môi trường cho trẻ, đảm bảo an toàn, lành mạnh và thân thiện giúp trẻ được thoải mái tham gia, trải nghiệm, và khám phá thế giới xung quanh mình một cách thải mái, hứng thú, mà không

92

bị gò bó, áp đặt. Hướng cho GVMN không chỉ dạy trẻ trên hoạt động học mà còn cần thiết kế môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với điều kiện trường, lớp và với trẻ của lớp mình phụ trách.

3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

CBQL quán triệt cho GVMN quan tâm đến yếu tố an toàn như về các loại đồ dùng cho trẻ hoạt động, các bài tập phải phù hợp vừa sức đảm bảo phát triển được vùng gần, không quá ôm đồm, nặng nề làm mất hứng thú cho trẻ tham gia ở các lần tập luyện, rèn luyện tiếp theo.

Hiệu trưởng cần tạo các “thư viện thân thiện”, “khu phát triển thể chất” “góc âm nhạc” của trường, GVMN là người cho trẻ vừa tham gia vui chơi vừa giao lưu với các lớp khác cùng khối, hoặc khối khác, thực hiện tạo môi trường thực hiện tốt chuyên đề phát triển ngôn ngữ qua đó trẻ được học tập với nhiều hoạt động, trò chơi phong phú thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động để trẻ phát triển theo hướng tích cực, tạo tiền đề cho trẻ biết tự hoạt động với khă năng và hiểu biết của mình để khám phá với sự vật và những người xung quanh trong

môi trường hoạt động phong phú và thân thiện trong trường mầm non. Hiệu trưởng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GV phục

vụ cho xây dựng môi trường GD trẻ để góp phần nâng cao hiệu quả tích cực cho trẻ được hoạt động theo nhu cầu của trẻ. CBQL hướng cho giáo viên cần thực hiện những biện pháp sáng tạo khác nhau nhằm nâng cao tích cực như: xây dựng môi trường, kích thích trẻ hứng thú, sử dụng các biện pháp học qua các trò chơi trong hoạt động phát triển, tổ chức đa dạng các hình thức, lớp, nhóm nhỏ, các sân hoạt động tổ chức lễ hội, hội thi, hội thao cho cha mẹ trẻ, trẻ và GV cùng tham gia.

Chỉ đạo, hướng dẫn GVMN sắp xếp môi trường lớp theo yêu cầu đổi mới (ngăn nắp vừa tầm trẻ và luôn ở dạng mở) cho trẻ.

93

Bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN qua việc tổ chức và tham gia học tập dự giờ, học tập về cách tạo môi trường, cách tổ chức,.. Giáo viên là những người chăm sóc trẻ cần động viên, khích lệ, tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm và luyện tập kỹ năng xã hội. Để làm được điều này người quản lý phải có tầm và những hiểu biết về việc thiết kế và tổ chức với môi trường; bộ phận chuyên môn, tổ khối chuyên môn xây dựng và thiết kế phù hợp với từng đối tượng lứa tuổi của trẻ để xây dựng được môi trường phong phú mà phù hợp luôn phải chú ý tính gợi mở cho trẻ hoạt động.

Chú trọng công tác tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ, xã hội hóa giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, hấp dẫn trẻ, thu hút, có sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Hiệu trưởng tổ chức các hội thi: lớp học thân thiện... việc tổ chức cho các cô giáo thi là một hình thức cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội giáo viên được học tập trao đổi kinh nghiệm, vừa là dịp cho môi trường lớp được chú trọng.

Song, giáo viên phải tự nghiên cứu sưu tầm xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện tổ chức cho trẻ HĐ, sử dụng các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn phục vụ hỗ trợ cho tổ chức hoạt động cho trẻ từ các đồ dùng mua sắm và tự tạo. Ðây là biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau vừa làm phong phú môi trường GD trẻ.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất

Biện pháp quản lý là các hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Không có một biện pháp vạn năng nhưng mà phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp để thực hiện hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ là một hệ thống đa dạng minh họa được tiến hành đồng bộ.

94

Các biện pháp quản lý HĐGD nêu trên tuy có tính chất độc lập tương đối, nhưng lại có quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Để nâng chất lượng GD các nhà trường, người quản lý cần sử dụng tất cả các biện pháp một cách đồng bộ, phối hợp hài hòa, linh hoạt, các biện pháp với nhau để vừa hạn chế được những khó khăn, những yếu điểm, vừa khai thác, phát huy được những ưu thế của đội ngũ và cơ sở vật chất của nhà trường.

Người quản lý là hiệu trưởng cần căn cứ vào thực tiển nhà trường, sử dụng đồng bộ các biện pháp, trong đó cần tập trung nhiều các biện pháp tập trung năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý (phó hiệu trưởng) và giáo viên mầm non, đặc biệt là sử dụng các biện pháp nâng cao nhận thức đội ngũ CBQL và GVMN về việc giáo dục trẻ tại các trường mầm non, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL và GVMN, tăng cường quản quý mục tiêu, nội dung chương trình ở các trường mầm non, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá ở các trường mầm non nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm và uốn nắn kịp thời những mặt tồn tại trong thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong trường MN, xây dựng môi trường GD phong phú phù hợp cho trẻ hoạt động giúp phát huy tốt nhất tính tích cực chủ động và sáng tạo ở trẻ và cả GVMN nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng HĐGD trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 100 - 104)