Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động marketing của VNPT Vinaphone đối với dịch vụ HĐĐT được xác định gồm có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó:
2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing hỗn hợp của VNPT Vinaphone đó chính là chính sách phân công nhiệm vụ và quy trình
phối hợp giữa Vinaphone và Công ty Công nghệ thông tin (VNPT IT) của Tập Đoàn Bưu chính viễn thông VNPT
VNPT-IT hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, tích hợp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ nội bộ Tập đoàn VNPT các khách hàng bên ngoài VNPT. Dịch vụ HĐĐT cũng là một trong những dịch vụ CNTT mà VNPT IT được Tập đoàn giao nhiệm vụ triển khai, vận hành, kiểm tra nâng cấp, thiết kế phần mềm. Trong khi đó việc kinh doanh, phụ trách bán dịch vụ HĐĐT là của VNPT Vinaphone. Chức năng nhiệm vụ và quy trình đã được xây dựng ngày từ đầu nhưng khi phối hợp triển khai thực tế nảy sinh nhiều vướng mắc:
- VNPT IT quy định, khách hàng muốn chuyển từ hệ thống demo sang sử dụng hệ thống phát hành HĐ thật thì VNPT Vinaphone phải báo trước 3 ngày đến 1 tuần. Việc này khiến thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng bị kéo dài hơn.
- Đối với khách hàng có yêu cầu phát sinh khi sử dụng dịch vụ HĐĐT như tích hợp phần mềm kế toán chuyên dụng, thay đổi bảng kê hàng hóa, gộp trang bảng kê…Nhân viên kinh doanh VNPT sẽ ghi nhận yêu cầu của KH và gửi sang VNPT IT qua mail để đánh giá khả năng đáp ứng. Việc này đòi hỏi phải có chuyên viên có chuyên môn của VNPT IT hỗ trợ đánh giá và thay đổi lại code chương trình. Đôi khi mail phản hồi và việc hỗ trợ đáp ứng yêu cầu khách hàng của VNPT IT bị chậm chễ và chưa đúng theo yêu cầu khách hàng, khiến cho việc hỗ trợ bị kéo dài. Nguyên nhân là do quy trình phối hợp do Tập đoàn ban hành chưa chặt chẽ, khiến đơn vị thực hiện đùn đẩy và tranh cãi với nhau.
2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân chủ quan từ phía Tổng Công ty gồm có những vấn đề phát sinh từ chính sách kênh phân phối và sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện hoạt động marketing hỗn hợp đối với dịch vụ HĐĐT.
- Thứ nhất: việc chồng lấn địa bàn và sự phối hợp giữa các đại lý bán lại và AM chưa tốt. Nguyên nhân phát sinh từ chính hệ thống phân phối rộng khắp của VNPT Vinaphone, có nhiều kênh phân phối trên cùng một địa bàn mà lại
thiếu sự trao đổi thông tin với nhau đồng thời chưa có kênh quản lý rõ ràng tại từng TTKD T/Tp.
- Thứ hai: Ban chức năng như ban NCTT-PTDV, Ban KH-TC-DN chưa có sự tìm hiểu sâu sắc, tham khảo ý kiến, thiếu sự phối hợp của TTKD nên các chính sách marketing hỗn hợp đưa ra có những chính sách mang tính lý thuyết, chung chung, chưa cụ thể và phù hợp với tình hình tại từng địa phương.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, đề tài đã đi sâu vào việc nghiên cứu hiện trạng hoạt động marketing hỗn hợp của Tổng công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone đối với dịch vụ hóa đơn điện tử. Trên cơ sở đó so sánh với lý thuyết về marketing hỗn hợp đối với dịch vụ được giới thiệu ở chương 1, tác giả sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp của VNPT-Vinaphone đối với dịch vụ hóa đơn điện tử. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp của VNPT-Vinaphone đối với dịch vụ hóa đơn điện tử trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG VINAPHONE ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ