Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing hỗn hợp của tổng công ty dịch vụ viễn thông vinaphone đối với dịch vụ hóa đơn điện tử (Trang 43 - 45)

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các phòng chức năng của Ban Khách hàng - Tổ chức - Doanh nghiệp, Vinaphone như: phòng Quản lý sản phẩm, trung tâm KHDN, phòng Marketing. Bên cạnh đó có những dữ liệu tham khảo thu thập được từ phòng chức năng của Tổng Công ty Vinaphone như Phòng kế hoạch đầu tư, phòng kế toán tài chính. Cụ thể:

- Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ CNTT hàng năm (nguồn cung cấp: Phòng Quản lý sản phẩm, phòng Marketing – Ban KH-TC-DN)

- Kế hoạch triển khai marketing dịch vụ theo từng quý (nguồn cung cấp: Phòng Marketing – Ban KH-TC-DN)

- Kế hoạch triển khai dịch vụ và chỉ tiêu doanh thu cho các dịch vụ CNTT hàng năm (nguồn cung cấp: Phòng Tổng hợp – Ban KH-TC-DN)

- Báo cáo kế hoạch nhân sự của hệ thống (nguồn cung cấp: Phòng Tổng hợp Ban KH-TC-DN)

Các nguồn dữ liệu thứ cấp sẵn có và phản ánh nhiều mặt quá trình hoạt động marketing dịch vụ của Tổng Công ty. Dữ liệu thứ cấp chiếm đến 60% nhu cầu dữ liệu trong đề tài này. Đặc biệt dữ liệu thu được đảm bảo tính thời sự và độ chính xác của dữ liệu thứ cấp sẽ góp phần đưa ra góc nhìn chính xác hơn về hoạt động marketing hỗn hợp của Tổng công ty đối với dịch vụ HĐĐT sẽ được trình bày trong mục 2.3 trong đề tài.

2.2.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua bảng khảo sát được gửi tới khách hàng qua email với một mục tiêu đánh giá hoạt

động marketing hỗn hợp của Vinaphone đối với dịch vụ HĐĐT qua góc nhìn của khách hàng đã sử dụng dịch vụ, đảm bảo tính khách quan và toàn diện hơn cho đề tài. Từ đó tác giả sẽ đánh giá được điểm tốt cũng như hạn chế trong hoạt động marketing hỗn hợp của Tổng công ty.

Để thu thập được dữ liệu tác giả gửi phiếu khảo sát (theo mẫu khảo sát tại phụ lục 2), tới đại điện các doanh nghiệp là nhân viên kế toán trực tiếp sử dụng dịch vụ HĐĐT của VNPT Vinaphone. Số lượng doanh nghiệp được khảo sát là 200, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 178, đạt tỷ lệ 89,0%

Đặc điểm mẫu khảo sát được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

Tiêu chí thống kê Số lượng Tỷ lệ

(%)

1. Loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn 18 10,1

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 94 52,8

Doanh nghiệp siêu nhỏ 66 37,1

2. Thời gian sử dụng dịch vụ Hóa đơn điện tử

Dưới 6 tháng 48 27,0

Từ 6 đến 12 tháng 42 23,6

Từ 12 -18 tháng 51 28,7

Từ 18 tháng trở lên 37 20,7

3. Số lượng hóa đơn trung bình doanh nghiệp bạn sử dụng trong 1 năm

Dưới 500 hóa đơn 48 27,0

Từ 500 – 5.000 hóa đơn 58 32,6

Từ 5.000 – 10.000 hóa đơn 39 21,9

Từ 10.000 – 300.000.000 hóa đơn 27 15,2

Từ 300.000.000 hóa đơn trở lên 6 3,3

4. Số tiền chi trả cho HĐĐT

Dưới 1.000.000 VNĐ 59 33,1

Từ 1.000.000 – 2.500.000VNĐ 66 37,0

Từ 2.500.000 – 4.000.000VNĐ 40 22,4

Từ 4.000.000 VNĐ trở lên 13 7,5

5. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Buôn bán lẻ (thực phẩm, đồ dùng…) 68 38,2

Khách sạn, nhà hàng 36 20,2

Bệnh viện 16 8,9

Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm 33 18,5

Ngành nghề khác 25 14,2

Tổng 178 100,0

Qua Bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 178 khách hàng được điều tra, có sự chênh lệch về loại doanh nghiệp, trong đó có đến 90% doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp – tập đoàn lớn chỉ chiếm 10%. Thời gian sử dụng dịch vụ HĐĐT của VNPT Vinaphone không có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ khách hàng mới và khách hàng lâu năm là tương đương nhau.

Về số lượng hóa đơn sử dụng của các khách hàng, thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn dưới 5000 chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 60%. Doanh nghiệp sử dụng từ 5.000 đến 10.000 hóa đơn chiếm 20%, còn lại 20% doanh nghiệp sử dụng số lượng hóa đơn lớn từ 10.000 hóa đơn trở lên. Từ nhu cầu số lượng hóa đơn sử dụng của doanh nghiệp mà có tỷ lệ số tiền chi trả cho HĐĐT tương ứng như vậy.

Những doanh nghiệp đang sử dụng HĐĐT của VNPT Vinaphone khá đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực. Tỷ lệ chênh lệch giữa các ngành nghề kinh doanh là không nhiều.

Có thể thấy rằng, loại doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu sử dụng là phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Mẫu được chọn cũng đáng tin cậy vì thời gian sử dụng dịch vụ HĐĐT của VNPT Vinaphone của khá lâu để các đối tượng này đủ thông thạo và hiểu rõ về dịch vụ mà tác giả nghiên cứu.

Với những dữ liệu sơ cấp thu được, thông tin của khách hàng cung cấp đảm bảo tính trung thực và đa dạng để giúp tác giả đưa ra đánh giá về hoạt động marketing hỗn hợp của Vinaphone đối với dịch vụ HĐĐT theo góc nhìn rất khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing hỗn hợp của tổng công ty dịch vụ viễn thông vinaphone đối với dịch vụ hóa đơn điện tử (Trang 43 - 45)