Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 34)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

1.1.6 Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khác

1.1.6.1 Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking

Internet Banking (iBanking) (hay Online Banking) là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nạp tiền, nộp thuế,... thông qua thiết bị kết nối Internet. Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại di động có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn.

Giao dịch của dịch vụ Internet Banking chỉ được thực hiện khi khách hàng nhập đúng được mã OTP xác thực được ngân hàng gửi về cho khách hàng. Chỉ cần đăng ký dịch vụ Internet Banking tại chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng và duy trì hàng tháng với mức phí trên dưới 10 nghìn đồng tùy ngân hàng và khách hàng sẽ thấy tiện lợi vô cùng vì: giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet mà không cần tới ngân hàng hay ra cây ATM, an toàn bảo mật với hệ thống xác thực hai yếu tố và rất nhiều tính năng được tích hợp chuyển tiền cùng ngân hàng – khác ngân hàng online, thanh toán tiện ích, gửi tiền online tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả hoạt động quản lý tài khoản cá nhân.

Mobile Banking là một dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng của mình một ứng dụng được cài đặt trên các điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, hoặc trên các thiết bị cầm tay khác nhằm thực hiện các giao dịch trên tài khoản ngân hàng cung ứng dịch vụ mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng. Điều kiện để sử dụng dịch vụ Mobile Banking là điện thoại của quý khách hàng phải có kết nối internet thông qua các hình thức như GPRS/3G/4G/wifi…

Những giao dịch mà dịch vụ Mobile Banking có thể thực hiện bao gồm các dịch vụ ngân hàng căn bản như: chuyển khoản, truy vấn thông tin tài khoản, mở tài khoản tiết kiệm, tất toán tài khoản tiết kiệm, thanh toán hóa đơn dịch vụ, thanh toán tiền điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước,... Một số hệ điều hành hỗ trợ dịch vụ Mobile Banking phổ biến hiện nay: iOs, Android...

Hạn mức giao dịch ngân hàng mà dịch vụ Mobile Banking cung cấp được quy định theo chính sách riêng của mỗi ngân hàng. Tính năng mà dịch vụ Mobile Banking mang lại được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, phương thức giao dịch đa dạng, tương thích với nhiều loại điện thoại, giao dịch đảm bảo an toàn và được bảo mật.

1.1.6.3 Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại Phone Banking

Phone Banking là một dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại thông qua sự kết nối trực tiếp giữa hệ thống máy chủ và phần mềm thanh toán của NHTM với hệ thống dịch vụ viễn thông để thực hiện dịch vụ thanh toán. Các dịch vụ phổ biến hiện nay cung cấp trên Phone Banking bao gồm: truy vấn tài khoản, liệt kê giao dịch, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, tư vấn thông tin sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng.

Dịch vụ này khá mới mẻ tại Việt Nam và mới chỉ có một vài ngân hàng áp dụng. Các tính năng chính của Phone Banking đó là: tra cứu thông tin về tài khoản và giao dịch; thực hiện các dịch vụ khẩn cấp như ngừng chi tiêu thẻ, ngừng sử dụng dịch vụ Phone Banking, thông báo mất thẻ, khóa thẻ khẩn cấp, thay đổi mật khẩu thẻ và kích

hoạt thẻ; tra cứu biểu phí, các thông tin về sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại của ngân hàng; tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ ngân hàng đang cung cấp.

1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt mặt

1.1.7.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Mỗi hệ thống thanh toán ra đời là phù hợp với một nền kinh tế nhất định. Khi nền kinh tế phát triển cao tất yếu đòi hỏi hệ thống thanh toán phát triển tương ứng và nó quyết định nhu cầu của người dân đối với thanh toán.

Trong xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế quốc gia hiện nay đã khiến cho bất cứ sự biến đổi nào về kinh tế – tài chính của mỗi nước đều ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thế giới và ngược lại, từ đó tác động đến hệ thống thanh toán của mỗi quốc gia. Nếu hệ thống kinh tế – tài chính thế giới ổn định sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế trong nước, các thành tự khoa học, kĩ thuật hiện đại được ứng dụng sáng tạo và chọn lọc sẽ giúp cho chất lượng thanh toán được nâng cao; còn nếu như nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt không được đảm bảo, kéo theo hàng loạt những rủi ro, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sự phát triển ổn định các nhân tố vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp giả... là điều kiện thuận lợi phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng, đặc biệt là chức năng thanh toán không dùng tiền mặt.

Kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với các ngành công – nông nghiệp, xuất nhập khẩu và dịch vụ phát triển, việc làm và thu nhập của người dân cũng tăng lên. Sản xuất hàng hoá phát triển mạnh nhu cầu trao đổi hàng hoá diễn ra thường xuyên hơn, đòi hỏi và thúc đẩy quá trình thanh toán phải phát triển kịp thời, thích ứng theo sự phát triển của nền kinh tế, tạo cơ sở mở rộng và hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hiện đại hơn.

1.1.7.2 Môi trường pháp luật

Thanh toán không dùng tiền mặt là một hành vi kinh tế, do đó nó phải được điều chỉnh bằng pháp luật của nhà nước. Pháp luật càng ổn định càng tạo điều kiện thuận

lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển và mở rộng. Cũng như mọi hoạt động khác, để sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cần phải có những quy tăc, quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra. Vì vậy, thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản pháp quy mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thế nhưng không phải vì thế mà các thủ tục quy định lại quá cứng nhắc, dập khuôn, gây ách tắc về vốn cũng như thời gian, công sức của khách hàng. Cần thiết phải xây dựng những văn bản pháp quy linh hoạt, thuận tiện, dễ hiểu, dễ áp dụng trong điều kiện cụ thể. Mặt khác, sự ổn định chính trị – xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế. Đất nước có thể chế chính trị ổn định, chế độ pháp luật công khai rõ rằng sẽ tạo điều kiện lớn cho sản xuất, lưu thông hàng hoá. Từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán chu chuyển vốn trong nền kinh tế, đảm bảo an toàn trong hệ thống thanh toán, giúp ta phát triển và mở rông thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hiện đại hơn.

1.1.7.3 Yếu tố con người

Khoa học công nghệ càng phát triển thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Khoa học công nghệ cao càng được đưa vào ứng dụng thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp giữa con người và khoa học công nghệ hiện đại là điều kiện quan trọng để ngân hàng hoạt động hiệu quả, từ đó hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh hơn.

1.17.4 Yếu tố tâm lý

Sau đổi mới ngành ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ và tiền mặt được sử dụng trong thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa

chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM.

Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc: trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người của nó có xu hướng thích tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến. Ngược lại, trong một nền sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt ở trong trường hợp này rất phát triển. Một nền kinh tế ngầm sôi động sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân. Thuế đánh quá cao sẽ dẫn tới con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra tâm lý thích tiền mặt. Phiếu ngân hàng cao và trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý ngại khi sử dụng các phương tiện hiện đại có độ phức tạp cao, do đó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển.

1.1.7.5 Trình độ công nghệ

Thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với công nghệ ngân hàng hiện đại. Chính sự phát triển của cách mạng thông tin đã làm thay đổi nhanh chóng các nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và thanh toán qua Ngân hàng nói riêng. Khi công nghệ ngày càng phát triển và hoàn thiện sẽ xuất hiện thêm nhiều thể thức thanh toán không dùng tiền mặt mới hoàn thiện hơn. Tuy nhiên những công nghệ mới này luôn đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lớn, do đó phải cân nhắc trước khi đưa các thể thức mới vào sử dụng.

Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và mức độ ứng dụng khoa học, kĩ thuật cao cho phép Ngân hàng phát triển mạng lưới thanh toán dịch vụ khác nhau để khách hàng lựa chọn đặc biệt với công cụ thẻ thanh toán luôn đòi hỏi những công nghệ hiện đại. Công nghệ làm cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trở nên an toàn, thuận tiện, hấp dẫn hơn. Ngày nay, công nghệ thông tin và viễn thông với những bước phát triển mạnh mẽ đang làm cho hệ thống thanh toán trở thành hệ thông phi tiền tệ

tức là hệ thống tiền điện tử, gợi mở cho Ngân hàng những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ làm xuất hiện thêm nhiều công cụ thanh toán trong tương lai.

1.1.7.6 Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của các NHTM ảnh hưởng không nhỏ đến thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Nếu hoạt động kinh doanh của các NHTM thuận lợi: huy động vốn hiệu quả, công tác thanh toán nhanh chóng, hoạt động cho vay đáp ứng được nhu cầu nhiều khách hàng, các dịch vụ ngân hàng thỏa mãn nhu cầu càng nhiều khách hàng,… thì số lượng và giá trị giao dịch qua ngân hàng càng tăng, từ đó thanh toán không dùng tiền mặt càng phát triển.

NHTM có ba chức năng đó là trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ nhau. Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau. Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ, như thế, vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại càng được phát huy. Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, hoạt động kinh doanh

chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

1.1.8 Các tiêu chí phản ánh tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt của Ngân hàng thương mại tiền mặt của Ngân hàng thương mại

Sự phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được đánh giá qua một số chỉ tiêu định lượng và định tính như sau:

1.1.8.1 Các chỉ tiêu định tính

Đánh giá qua quá trình thanh toán:

Thứ nhất, mức độ an toàn và chính xác: đây là hai yêu cầu đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Do đặc thù của nghiệp vụ này là hoạt động trong môi trường có rủi ro cao, đối tượng chính của nó là tiền tệ, một hàng hóa được coi như là sự nhạy cảm lớn đối với sự biến động của môi trường. Rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể do cán bộ ngân hàng, do sự không hiểu biết tình hình tài chính của khách hàng… Khách hàng đến với ngân hàng là mong muốn giảm đi những rủi ro của thanh toán dùng tiền mặt, tăng tốc độ an toàn trong thanh toán.

Thứ hai, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán: các rủi ro trong hoạt động thanh toán có thể xảy ra như rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán và các rủi ro khác về kinh tế xảy ra khi người thanh toán không có khả năng trả nợ do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh toán. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển của hoạt động thanh toán, đảm bảo cho các ngân hàng mà quan trọng nhất đảm bảo cho người tham gia thanh toán, việc giảm rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng là điều đặc biệt có ý nghĩa quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Thứ ba, đảm bảo nhanh chóng và kịp thời: thời gian thực hiện một món thanh toán và chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng (bên trả tiền) đưa ra cho đến khi khách hàng (bên nhận tiền) nhận được đủ số tiền trên tài khoản. Thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt

quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư.

Đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng:

Khách hàng là đối tượng chủ yếu tạo doanh thu cho mọi hoạt động của ngân hàng. Khó có thể đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của khách hàng vì mức độ hài lòng của mỗi quý khách hàng là khác nhau. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)