Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng ở Thụy Điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 50 - 51)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

1.2.3.1 Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng ở Thụy Điển

Từ lâu, séc là một trong những phương tiện thanh toán mạnh nhất ở các nước phát triển Châu Âu. Dựa trên công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc. Để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy séc là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến. Hiện nay, bên cạnh séc thì thẻ thanh toán, ủy nhiệm chi, thanh toán đện tử và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang được sử dụng ngày càng nhiều.

Thụy Điển là một nước phát triển ở Châu Âu có lịch sử lâu đời, hoạt động ngân hàng đã trải qua nhiều lần cải cách và đã có một hệ thống thanh toán tiên tiến, gồm: hệ thống thanh toán tổng tức thời (RIX), hệ thống thanh toán giá trị thấp Bankgiro (BGC), hệ thống thanh toán thẻ (CEKAB), hệ thống bù trừ và lưu ký chứng khoán (VPC). Để làm tốt và thúc đẩy hoạt động TTKDTM, Thụy Điển đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán truyền thống và áp dụng các phương thức thanh toán mới khi mà nền tảng công nghệ đã cho phép, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, đổi mới cơ cấu tổ

chức bộ máy, tạo ra thói quen TTKDTM cho người dân và các thành phần kinh tế - xã hội. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai: “Thụy Điển là một trường hợp rất hay. Cuộc cách mạng về TTKDTM ở quốc gia này mới bắt đầu từ 1999, vậy và kể từ sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của Thụy Điển chỉ còn 0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17%.

Trả tiền bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển, với gần 2,4 tỷ giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong năm 2013, so với 213 triệu giao dịch trước đó 15 năm. Tuy nhiên, ngay cả thẻ nhựa (bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, do số lượng người Thụy Điển dùng ứng dụng để giao dịch tài chính tăng mạnh. Qua đó, kinh nghiệm Thụy Điển cho thấy việc phát hành cơ sở hạ tầng gồm ATM, POS…của từng ngân hàng là khá tốn kém, lợi nhuận thu về từ dịch vụ thẻ là rất thấp hoặc lỗ. Do vậy ngoài 4 ngân hàng đầu có cơ sở hạ tầng phát hành và thanh toán thẻ mạnh thì nhiều ngân hàng khác chỉ thực hiện phát hành bằng hình thức kết hợp với ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực thẻ để mang cùng thương hiệu nhằm tiết giảm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)