Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 41 - 44)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

1.1.8.2 Các chỉ tiêu định lượng

Thứ nhất, số lượng khách hàng mở tài khoản và phát hàng thẻ tại ngân hàng:

Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm chúng ta có thể nhận thấy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng diễn biến theo chiều hướng nào, tăng hay giảm. Số lượng thẻ phát hành khác với số người sử dụng thẻ. Thực tế cho thấy, một người có thể mở nhiều loại thẻ khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau. Việc mở thẻ giúp cho ngân hàng gia tăng lợi nhuận bằng cách thu phí từ việc sử dụng thẻ. Số lượng thẻ càng tăng cho thấy thị phần phát hành thẻ của ngân hàng ngày càng tăng. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM tại các ngân hàng.

Số lượng thẻ tăng cùng với số lượng người sử dụng thẻ tăng giúp cho ngân hàng chiếm được thị phần thẻ càng nhiều. Đây là tiêu chí mà các ngân hàng đang hướng tới, khuyến khích khách hàng tham gia dịch vụ TTKDTM, sử dụng thẻ của ngân hàng, tránh tình trạng đăng ký mở thẻ nhưng lại không sử dụng cho bất kỳ giao dịch thanh toán nào.

Dịch vụ thẻ không thể hoàn thiện nếu thiếu sự tham gia của các đơn vị chấp nhận thẻ. Nếu mạng lưới chấp nhân thẻ ngày càng mở rộng thì việc thanh toán sẽ càng thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ thanh toán hơn.

Thứ hai, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt:

Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt: là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng của mình. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là con số tuyệt đối, phản ánh tổng giá trị thanh toán trong một kỳ (thường là 1 năm). Khi xem xét chỉ tiêu này, ta không xem xét trong từng thời kì riêng rẽ mà xem xét trong một quá trình, xem xét so sánh với các ngân hàng khác trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất thực tế sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thấp cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng không phát triển và chỉ ra rằng ngân hàng ít có khả năng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và ngược lại.

Số món thanh toán: đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nó phần nào phản ánh được số lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Số món thanh toán nhiều thì tốt nhưng giá trị thanh toán trên mỗi món là nhỏ thì cũng không phản ánh được sự phát triển của hoạt động này.

Sự tăng giảm tuyệt đối là mức chênh lệch về qui mô thanh toán giữa hai kì cần so sánh với nhau. Sự tăng giảm tương đối là sự chênh lệch giữa quy mô thanh toán ở năm hiện tại so với năm liền trước rồi chia cho năm liền trước, được tính bằng đơn vị %.

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trọng nhất để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh được khách hàng của ngân hàng sử dụng hoạt động TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng này thấp chứng tỏ khách hàng ít sử dụng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó,

ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng này, khi tỷ trọng này cao thì tổng số phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn thì ngân hàng lại có điều kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hoạt động TTKDTM lên một mức cao hơn nữa.

Mục tiêu của các NHTM làm làm sao cho tỷ trọng này càng cao thì càng tốt. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…thì tỷ trọng này chiếm khoảng 95%, còn ở các NHTM như ở Việt Nam hiện nay thì tỷ trọng này dao động trong khoảng từ 55% đến 75%. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách ngân hàng, nếu các ngân hàng đầu tư phát triển dịch vụ trở thành ngân hàng đa năng hiện đại thì tỷ trọng này cao, ngược lại ngân hàng chỉ hoạt động như ngân hàng truyền thống thì tỷ lệ này thấp.

Thứ ba, chỉ tiêu về phí (thu nhập của ngân hàng) từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:

Ngân hàng hoạt động với mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng đối với hoạt động dịch vụ thì đó là tối đa hóa tổng số phí thu được. Tổng số phí thu được cũng chính là thu nhập của ngân hàng, nó cũng được dùng để phản ánh sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, số món thanh toán càng nhiều, số phí thu được càng lớn.

Đó là đối với ngân hàng, còn đối với khách hàng sẽ sử dụng chỉ tiêu phí suất. Phí suất là số tiền mà khách hàng phải trả trên mỗi món thanh toán. Để thu hút khách hàng thì phí suất phải thấp. Khi mà điều kiện thanh toán tại các ngân hàng là như nhau thì phí suất của ngân hàng nào thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.

Thứ tư, số lượng các máy ATM (Automated Teller Machine) và máy POS (Point Of Sales):

Máy ATM hay còn gọi là máy rút tiền tự động là một thiết bị giao dịch tự động với khách hàng thực hiện việc nhận dạng khách hàng qua các loại thẻ ngân hàng (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng,..) giúp khách hàng kiểm tra tài khoán, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.

Hệ thống máy POS là hệ thống các máy chấp nhận thanh toán thẻ giúp khách hàng thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư,... Khách hàng có thẻ thanh toán nội địa, quốc tế hay thẻ tín dụng do các ngân hàng Việt Nam phát hành, hoặc thẻ ngân hàng có liên kết với các tổ chức thanh toán quốc tế như: Visa, MasterCard, Amex, JCB,... thẻ nội địa của ngân hàng Vietinbank, BIDV, Techcombank, Vietcombank, Agribank,… trong nước đều có thể thực hiện việc thanh toán tại các máy POS.

Hiện nay, hệ thống máy ATM và POS được xem là hai dịch vụ hỗ trợ thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam. Số lượng và chất lượng của cả hai loại dịch vụ này ngày càng tăng lên một cách đáng kể góp phần nâng cao thương hiệu cũng như sự lớn mạnh không ngừng của các ngân hàng. Vì vậy, để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, ngân hàng phải gia tăng mạng lưới ATM, POS khắp các tỉnh thành phố. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng qua các máy ATM, POS thì ngân hàng sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng trung thành góp phần cho sự phát triển hoạt động TTKDTM tại ngân hàng.

Thứ năm, chi phí phát sinh trong quá trình thanh toán:

Đây là các chi phí phát sinh khi ngân hàng xảy ra lỗi trong quá trình giao dịch như chuyển tiền chậm, chuyển thừa tiền, chuyển thiếu tiền, phí sửa chữa,… Các chi phí này càng lớn thì doanh thu của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, ngân hàng cần phải khắc phục các lỗi này để tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao uy tín của ngân hàng.

1.2 Thực tiễn và kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong số ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)