Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 44 - 48)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

1.2.1 Tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam” đã diễn ra ngày 11/6/2019 tại TP.HCM do NHNN, Bộ Thông tin và truyền thông, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Thanh Toán (NHNN) tổ chức.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, thực tế không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đang hướng tới sự minh bạch. Càng minh bạch thì càng chống được tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt.

"Chúng ta cần phải hướng tới xã hội không tiền mặt để được minh bạch, lợi đôi đàng. NHNN giảm được chi phí in tiền. Các doanh nghiệp, cơ quan công sở giảm được chi phí. Còn phía ngân hàng giảm bớt được vận chuyển tiền và cả xe chuyên dụng. Thu – chi của hoạt động ngân hàng được cải thiện khi đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; hiệu quả của NHNN cũng tăng lên", Phó thủ tướng nhận định.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 xuống 11,49% năm 2016 và đến thời điểm 03/06/2019 là 10,85%.

Theo đó, nhận thức và thói quen về sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã có chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng nhiều người chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thay cho thanh toán bằng tiền mặt.

Đối với thanh toán không tiền mặt đòi hỏi có sự tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đạt được trong thời gian qua đã có phần cao, song con số chưa lớn. Do đó, để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết phải phổ cập: định hướng tài chính toàn diện để toàn bộ người dândần hiểu và sử dụng được dịch vụ này, không ai có thể bỏ lại phía sau, bởi nếu khi sử dụng dịch vụ này một cách phổ biến sẽ rất tích cực cho xã hội. Thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam hiện chỉ mới chiếm khoảng 14% trên tổng phương diện thanh toán; trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia đạt thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất thế giới, với tỷ lệ chiếm đến 80% tổng giao dịch. Vì vậy, ông Vương Đình Huệ cho biết, mục tiêu trong năm tới tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm hơn 30% trên tổng phương diện thanh toán. 3 năm tới mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt sẽ chiếm tỷ lệ 50% trên tổng phương diện thanh toán. Do vậy, theo Phó thủ tướng cần hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng, mới đây, có một doanh nghiệp FDI đề nghị được đầu tư 100 triêu USD vào hệ thống POS. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được thì không nhất thiết phải là các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các bộ, ngành ngân hàng cần làm tốt công tác tuyên truyền: khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua các kênh tuyền thông để chuyển tải thông điệp về thanh toán không dùng tiền mặt tới người dân.

Thêm một điểm mới trong cuộc Hội thảo lần này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán điện tử nói riêng là xu thế tất yếu của thời đại. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành y tế đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt nhấn mạnh công tác truyền thông, phổ biến để người dân thay đổi thói quen không dùng tiền mặt trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tích cực phối hợp với các đơn vị và cơ sở y tế để bảo đảm hạ tầng thanh toán, trang thiết bị, phần mềm, dịch vụ thanh toán thông suốt, bảo đảm an toàn thông tin; đa dạng các dịch vụ và phương thức thanh toán điện tử. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ đối với các thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế. Các ngân hàng, cổng thanh toán, ví điện tử,… kết nối liên thông với nhau, tạo điều kiện dễ dàng kết nối với người dân và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời Phó Thống đốc Ngân hàng cho biết đã phối hợp với Bộ Y tế đã hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán điện tử trong bệnh viện; xây dựng các chuẩn QR Code y tế, chuẩn kết nối phần mềm ngân hàng và phần mềm quản lý bệnh viện.

Bên cạnh đó, chia sẻ thêm tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cũng đã đưa ra một số con số cụ thể chứng tỏ hoạt động thanh toán trong nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao

dịch, tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái).

Đến cuối tháng 4/2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM tăng tương ứng 4,25% so với cùng kỳ năm ngoái), số POS đạt được 266.700 POS và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công (cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,...).

Việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên. Đến cuối tháng 3/2019, đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018. Phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân góp phần thu hút vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và là điều kiện tiên quyết để tạo mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đến 31/3/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018) với tổng giá trị giao dịch hơn 171 nghìn tỷ đồng (tăng 18,82% so với cùng kỳ năm 2018). Nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.

Về thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, đến 31/3/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 101 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch khoảng 4.581 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 65,81% và 13,46% so với cùng kỳ năm 2018); số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 97,75% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018).

Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng, đặc biệt là việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)