Hoàn thiện các hình thức TTKDTM hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 121 - 122)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

3.2.1.2 Hoàn thiện các hình thức TTKDTM hiện có

a. Đối với thanh toán Séc

Hiện nay trên thế giới Séc là công cụ được sử dụng rất phổ biến do những ưu thế của nó như an toàn, dễ sử dụng, song cho đến nay ở Việt Nam hình thức này vẫn chưa phát triển và phổ cập trong dân cư. Để séc phát huy hết tác dụng của nó, Techcombank chi nhánh Quảng Ngãi cần có những giải pháp đưa ra là:

Ngân hàng nên quy định một số mức thấu chi cho một số đơn vị sử dụng séc tuỳ thuộc vào tình hình tài chính và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu khách hàng được phân loại là tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có quan hệ sòng phẳng với ngân hàng thì ngân hàng nên cho phép thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán khi sử dụng séc chuyển khoản. Đối với những khách hàng được phép thấu chi, khi séc được ký phát quá số dư ngân hàng sẽ thông báo ngay cho khách hàng biết để xử lý kịp thời đối với số tiền ký phát quá số dư đó. Trong trường hợp khách hàng vì lý do tạm thời chưa có nguồn để bù đắp mà muốn Ngân hàng cho vay thì ngân hàng sẵn sàng cho đơn vị vay để đảm bảo việc thanh toán của khách hàng. Điều này vừa đảm bảo mở rộng tín dụng, vừa tạo cơ hội kinh doanh cho khách hàng và giữ mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng.

b. Đối với thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền

Hình thức UNC được sử dụng cũng khá nhiểu và đôi lúc khách hàng luôn thích thanh toán bằng UNC với các món có doanh số lớn. Chi nhánh nên áp dụng thanh toán các khoản mang tính chất ổn định thường xuyên như: nộp

thuế, bảo hiểm, tiền điện,…Định kỳ các đơn vị này phải thay vì phải đến tận doanh nghiệp, tổ chức thanh toán để thanh toán tiền điện, nước,… thì họ gửi hóa đơn trực tiếp tới chi nhánh mở tài khoản nhờ thanh toán hộ. Chi nhánh sau khi kiểm tra sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán. Định kỳ ngân hàng gửi giấy báo thanh toán cho khách hàng, thông báo về số tiền thanh toán và số dư tài khoản.

c. Đối với loại hình thanh toán bằng Thẻ thanh toán

Hiện tại Techcombank chi nhánh Quảng Ngãi cũng mới áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán. Tuy nhiên để hình thức thanh toán này phát triển trong tương lai cần có một số giải pháp như sau:

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị và công nghệ hiện đại cho việc thanh toán thẻ

- Đào tạo cán bộ vận hành và quản lý trang thiết bị cũng như nghiệp vụ mới phát sinh. Tuyên truyền, quảng bá tới mọi tầng lớp nhân dân để cho họ nắm được các tiện ích của thẻ cũng như tạo dần cho họ thói quen sử dụng thẻ thanh toán như là một công cụ hữu hiệu nhất trong thanh toán.

d. Đối với hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

Để hình thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng ngày càng phát triển, phát huy được thế mạnh trong cạnh tranh và tăng thu nhập cho ngân hàng tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đối với hình thức chuyển tiền điện tử như sau:

Đầu tư áp dụng khoa học công nghệ tin học tiên tiến để tăng cường sự bảo mật trong công tác thanh toán.

Phối hợp với viễn thông để nâng cao chất lượng đường truyền có như vậy mới tổ chức triển khai dịch vụ ở những nơi vùng sâu, vùng xa được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh quảng ngã (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)