Dựa vào Bảng 2.11, biểu đồ2.4 và biểu đồ 2.5, ta rút ra được một vài nhận xét vềgiá thành hai sản phẩm Sợi Ne 30 CVCd (60/40)W và Sợi Ne 30 CVCm (60/40)Wnhư sau:
Về cơ cấu chi phí trong giá thành đơn vịcủa 2 loại sản phẩm:
46,418, 82% 3,109, 5% 7,255, 13% Sợi Ne 30 CVCm (60/40)W CP NVLTT CP NCTT CP SXC 39,715, 80% 3,109, 6% 7,093, 14% Sợi Ne 30 CVCd (60/40)W CP NVLTT CP NCTT CP SXC
Biểu đồ2.4: Cơ cấu giá thành sản phẩmsợi Ne 30 CVCd (60/40)W sợi Ne 30 CVCd (60/40)W
Sợi Ne 30 CVCd (60/40)W và sợi Ne 30 CVCm (60/40)W có cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm khá là tương đồng với nhau và hầu như không có sự khác biệt quá lớn giữa 2 sản phẩm. Cụthể như sau
- Lượng CP NVLTT đều chiếm cơ cấu cao nhất trong hai loại sản phẩm (cụ thể là đều chiếm hơn 80% cơ cấu sản phẩm) và đó cũng chính là một đặc điểm chung của tất cả các sản phẩm sợi tại nhà máy Sợi–Công ty CổPhần Dệt May Huế.
- Tiếp theo là cơ cấu CP NCTT chiếm tỷ trọng từ 13-14% trong từng cơ cấu sản phẩm của hai loại.
- Các loại chi phí sản xuất chung còn lại ở hai loại sợi đều chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm.
Ở 2 sản phẩm sợi Ne 30 CVCd (60/40)W và sợi Ne 30 CVCm (60/40)W có được điểm tương đồng về cơ cấu chi phí trong sản phẩm như vật là bởi do 2 loại sản phẩm này đều thuộc nhóm các sản phẩm sợi của Sợi đơn Pêcô, chúng có đặc điểm khá giống nhau như đềtài khóa luận đã phân tích ởphần đặc điểm của sản phẩm sản xuất.
Vềlượng chi phí tiêu hao phân bổcho từng loại sản phẩm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Lượng chi phí NVLTT phân bổ cho sợi Ne 30 CVCm (60/40)W lớn hơn lượng phân bổ cho Sợi Ne 30 CVCd (60/40)W. Cụ thể là sợi Ne 30 CVCm (60/40)W được phân bổ 46.418 đồng CP NVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm còn sợi Ne 30 CVCd (60/40)W thìđược phân bổ 39.715 đồng cho 1 đơn vịsản phẩm.
Nguyên nhân của sự khác biệt giữa lượng chi phí NVLTT được phân bổcho 2 loại sản phẩm nàyđó là do đặc điểm chi tiết của chúng. Tuy là cùng một loại sợi và có khá nhiều đặc điểm giống nhau nhưng sợi Ne 30 CVCm (60/40)W là sợi chải kỹ còn sợi Ne 30 CVCd (60/40)W là sợi chải thô mà lượng tiêu hao phân bổNVLTT cho sợi chải kỹsẽlớn hơn lượng tiêu hao phân bổcho sợi chải thô.Nên đó chính là
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa lượng chi phí NVLTT phân bổ cho 2 loại sản phẩm sợi.
- Chi phí nhân công trực tiếp
Tuy cơ cấu chi phí NCTT trong hai loại sản phẩm có sự chênh lệch nhau nhưng lượng chi phí NCTT phân bổ từng đơn vị sản phẩm lại giống nhau. Cụ thể lượng chi phí NCTTđược phân bổcho 2 loại sản phẩm Ne 30 CVCd (60/40)W và Ne 30
CVCm (60/40)W đều là 3.109 đồng cho một đơn vịsản phẩm.
Nguyên nhân của sự tương đồng này là do hai sản phẩm này có chung một quy trình sản xuất như đã trình bày ở phần quy trình sản xuất của sản phẩm sợi của khóa luận. Nên lượng chi phí NCTT phân bổcho 2 sản phẩm này là như nhau.
- Chi phí sản xuất chung
Lượng chi phí SXC phân bổ cho sợi Ne 30 CVCm (60/40)W lớn hơn lượng phân
bổcho Sợi Ne 30 CVCd (60/40)W. Cụthể lượng chi phí SXC phân bổ 7.255 đồng
cho 1 đơn vị sản phẩm sợi Ne 30 CVCm (60/40)W và phân bổ 7.093 đồng cho 1
đơn vịsản phẩm cho sợi Ne 30 CVCd (60/40)W.
Nguyên nhân của sự phân bổCP SXC khác nhau giữa hai loại sản phẩm sợi này là
do lượng CP khấu hao và CP tiền điện phân bổcho 2 sản phẩm này khác nhau. Vì
sản phẩm sợi chải kỹ - Ne 30 CVCm (60/40)W sẽ tiêu hao nhiều chi phí hơn sản phẩm sợi chải thô – Ne 30 CVCd (60/40)W nên công ty đã xác lập định mức tiêu hao tiền điện (căn cứphân bổhai loại CP khấu hao và tiền điện) cho Ne 30 CVCm
(60/40)W lớn hơn của Ne 30 CVCd (60/40)W.
Kết luận,hai sản phẩm sợi Ne 30 CVCd (60/40)W và sợi Ne 30 CVCm (60/40)W đều
thuộc loại sợi đơn Pêcô và có khá nhiều đặc điểm tương đồng nên chúng có cơ cấu chi phí
cấu thành giá thành sản phẩm hầu như giống nhau hoàn toàn. Nhưng bên cạnh đó, ở hai loại sản phẩm này một loại thuộc loại sợi pha chải thô và một loại thuộc loại sợi pha chải kỹ. Nên chính đặc điểm này đã làm cho lượng tiêu hao chi phí NVLTT và chi phí SXC cho 2 loại sợi này khác nhau. Từ đó, tạo ra sự khác nhau về giá thành của hai loại sản
phẩm này. Và giá thành của hai loại sợi này sẽ được theo dõi chi tiết trên Bảng tính giá thành (phụlục 2.10) và Bảng phân tích giá thành.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾTOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SỢI – CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.1 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Nhà máy sợi–Công ty CổPhần Dệt May Huế
3.1.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán
Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính–Kếtoán của Công ty Cổphần Dệt May Huế, bằng kiến thức đã học kết hợp với thực tếcông việc, em nhận thấy hệthống kếtoán của Công ty tương đối vững mạnh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, các công việc phát sinh được xửlý kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả.
Dưới đây, emxin mạnh dạn đưa ra một sốnhận định mang tính chủquan của mình về công tác tổchức bộ máy kế toán và công tác kế toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Sợi của Công ty CổPhần Dệt May Huế như sau:
3.1.1.1 Ưu điểm
Nhìn chung, công tác kếtoán tại Công ty được tổchức một cách hợp lý, khoa học đáp ứng được nhu cầu quản lý của Công ty và tuân thủnghiêm túc cácquy định của pháp luật. a) Tổchức bộmáy kếtoán
- Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung nên đã đem lại được một sốmặt ưu điểm như sau:
Toàn bộcông việc từ lập chứng từ đến ghi chép sổkếtoán chi tiết, sổtổng hợp tài khoản đến lập các BCTC đều được thực hiện tại phòng kế toán – tài chính của Công ty. Mọi thông tin vềchi phí sản xuất kinh doanh phát sinh đều được tổng hợp và xử lý tại phòng kế toán giúp tăng cường tính tập trung của công tác kế toán, thông tin được xử lý một cách thống nhất và có định hướng.
Bộmáy kế toán đầy đủ các phần hành kếtoán, tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kĩ thuật tính toán hiện đạ.
Với hình thức này, bộ máy kế toán sẽ ít rườm rà và đảm bảo được việc cung cấp thông tin kếtoán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp. - Công việc của kế toán viên được phân công rõ rệt giúp kếtoán viên có thểchuyên sâu
vào công việc của mìnhđể đạt hiệu quảcông việc cao hơn. b) Trang thiết bị tại phòng kếtoán
Phòng kế toán được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết (máy tính, máy in, hệ thống tủsắt để lưu trữchứng từ…),hệthống máy tính của công ty khá mạnh và được nối mạng nội bộvới nhau thuận tiện cho việc quản lý, thu thập và xửlý sốliệu.
c) Phần mềm kế toán đang sửdụng
Công ty đang sửdụng phần mềm kếtoán Bravo7,điều này giúp: - Khối lượng công việc của các kếtoán viên giảm đi đáng kể.
- Việc tổng hợp sốliệu và lập các báo cáo được thuận tiện và kịp thời, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
d) Tổchức lưu trữ chứng từ, sổsách
- Việc tổ chức lưu trữ chứng từ - sổ sách một cách khoa học và chặt chẽ đáp ứng việc tìm kiếm các chứng từkhi cần thiết một cách nhanh nhất.
- Chứng từ được đóng lại theo từng phần hành kếtoán, bảo quản và lưu trữtại phòng. - Cuối năm (cuối kỳ) kế toán tiến hành in các sổsách, bảng biểu đóng thành tập để lưu
cùng với chứng từ gốc theo từng loại tài khoản. e) Nhân sự tại phòng kếtoán
- Kế toán trưởng, trưởng phòng, phó phòng có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, do đó
có cái nhìn tương đối tổng quát, tổ chức và sắp xếp bộmáy kếtoán tương đối hợp lý, xây dựng hệthống hỗtrợ, cung cấp thông tin lẫn nhau giữa các kếtoán phần hành.
- Đội ngũ kếtoán viên có trình độchuyên môn - nghiệp vụ, kĩ năng tin học thành thạo, không ngừng học hỏi, nghiên cứu và luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp nhịp nhàng trong công việc.
- Bên cạnh đó, tất cảkế toán viên thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật các quyđịnh mới nhất vềkếtoán.
f) Sự liên kết chặt chẽvới các phòng ban khác
Nhờ sư liên kết chặt chẽvới các phòng ban khác trong công ty nên nhân sự tại phòng kếtoán nhậnđược rất nhiều sự hỗtrợtừnhiều phòng ban khác trong Công ty như:
- Phòng Tổchức–Nhân sự hỗtrợ lập và tính bảng thanh toán lương cho nhân viên giúp kế toán lương thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng hơn.
- Phòng Kế hoạch không chỉ lên kế hoạch sản xuất chi tiết và cụ thể mà còn xây dựng hệthống định mức tiêu hao nguyên vật liệu khoa học và chi tiết.
- Phòng Tổ chức hỗ trợ tính toán năng suất lao động công nhân sản xuất, tính toán lương và các chế độ cho người lao động, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời.
- Các phân xưởng, tổ, đội theo dõi, đánh giá việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, giảm hao hụt mất mát, nâng cao hiệu quả công việc theo dõi tình hình nhập xuất vật tư; đồng thời cung
3.1.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh đó, tổchức bộ máy kế toán của công ty vẫn còn tồn tại một vài mặt nhược điểm như sau:
- Một số chứng từ từ nhà máy gửi lên khá mờ do photocopy nhiều lần hoặc lỗi máy in, khiến cho quá trình nhập liệu vào phần mềm của kếtoán xảy ra một sốsai sót.
- Tuy đãứng dụng phần mềm kế toán nhưng để thuận tiện cho công tác theo dõi, quản lý vẫn lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công đôi khi số liệu và hành văn không được mạch lạc, tẩy xoá, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định.
- Công tác kế toán quản trị của công ty chưa được chú trọng, chưa hình thành rõ ràng.
Trong khi đây là phần hành kế toán quan trọng, phục vụ cho ban lãnh đạo công ty ra
quyết định và quản lý tình hình kinh doanh tại công ty một cách hiệu quả.
- Mặc dù phần mềm Bravo được liên kết từ PKD đến PKTnhưng chưa nối mạngđược với các đơn vị thành viên còn lại nên việc theo dõi và cập nhật các số liệu, báo số từ các nhà máy lên PKT đa số đều được thực hiện bằng cách thủ công hoặc qua email, skype. Điều này làm mất khá nhiều thời gian và dễxảy ra tình trạng thất lạc báo cáo.
3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.2.1 Ưu điểm
a) Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
PP hạch toán hàng tồn kho mà công ty đã sử dụng là PP kê khai thường xuyên. PP này đem lại một số ưu điểm trong công tác kếtoán CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau: - Giúp việc theo dõi và phản ánh kịp thời tình hình những vật tư trong điều kiện đơn giá
vật tư không ổn định hay trong điều kiện giá trị vật tư mỗi lần xuất - nhập quá lớn. - Đồng thời giúp cho việc tính giá xuất kho và xác định CPSXđược chính xác hơn. - NVLC của nhà máy chủ yếu là nhập khẩu nên việc sử dụng pp này giúp kếtoán nắm
bắt NVL một cách liên tục, góp phần điều chỉnh kịp thời định mức NVL hợp lí. b) Sử dụng phần mềm kếtoán Bravo 7
Kếtoán giá thành với sự hỗtrợcủa phần mềm kếtoán Bravo 7,điều này giúp cho: - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời và cung cấp
thông tin chính xác nhất.
- Công tác lập kếhoạch tính giá thành sản phẩm được tiến hành một cách nhanh chóng hơn,kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phấn đấu hạgiá thành sản phẩm. c) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX được xác định rõ là từng nhà máy như vậy sẽdễdàng trong việc tính giá thành - tránh được sự chồng chéo chi phí giữa các nhà máy với nhau.
d) Kếtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức NVL trên cơ sởcông thức pha chế từ
nhà máy đưa lên, hệ thống định mức này thay đổi theo từng tháng và theo công thức
pha chếcủa Nhà máy.
- Việc xây dựng được định mức nguyên vật liệu như vậy sẽtạo động lực cho từng tổ, cá nhân phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí NVLTT.
- Giá xuất kho của nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳcho nên giá của nguyên vật liệu xuất kho được giữ ổn định, ít biến động.
- Phếliệu thu hồi được theo dõi một cách chặt chẽbằng các phiếu nhập kho phếliệu thu hồi như vậy có thểhạn chếbịthất thoát phếliệu do vụlợi của một sốcá nhân.
e) Kếtoán chi phí nhân công trực tiếp
- Công ty đã đưa ra các quy định về giờ giấc, ý thức làm việc cho cán bộ công nhân viên và luôn có sự giám sát, chấm công chặt chẽnhằm không lãng phí lao động, tiết kiệm và tăng hiệu quảcông việc.
- Lương của nhân viên văn phòng được trảtheo hình thức lương thời gian kết hợp với phân loại thành tích là hoàn toàn hợp lý.
f) Kếtoán chi phí sản xuất chung
- Chi phí SXC được theo dõi - hạch toán theo chi phí thực tế phát sinh vàđược chia ra
chi tiết, được theo dõi trên các tài khoản cấp 3 (62711, 62713…).
- CPSXC được chia thành 3 nhóm (CP điện - CP khấu hao, CP NVPX và CP SXC
khác) tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phân bổ các CPSXC một cách hợp lý.
- Công ty thực hiện PP khấu hao nhanh để khấu hao TSCĐ của mình vào 6 tháng hoạt
động đầu năm. Đều này giúp cho công ty có thể nhanh chóng quay vòng vốn phục vụ
nhu cầu tái đầu tư và mởrộng sản xuất.
g) Đánh giá sản phẩm dởdang cuối kỳ
Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳtheo CP NVLTT. PP này phù hợp với đặc
điểm CPSX của công ty và có cơ sở khoa học (tỷ trọng CP NVL trong tổng chi phí sản xuất luôn chiếm trên 80%). Phương pháp này đơn giản, dễthực hiện.
h) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháptỷlệ
- Điều này có nghĩa là có nhiều người sẽ phải chịu trách nhiệm để đạt được định mức