Biểu 2. 24 : Sổ cái tài khoản 1541-1
6. Kết cấu khóa luận
3.1 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy
3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.2.1 Ưu điểm
a) Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
PP hạch toán hàng tồn kho mà công ty đã sử dụng là PP kê khai thường xuyên. PP này đem lại một số ưu điểm trong công tác kếtoán CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau: - Giúp việc theo dõi và phản ánh kịp thời tình hình những vật tư trong điều kiện đơn giá
vật tư không ổn định hay trong điều kiện giá trị vật tư mỗi lần xuất - nhập quá lớn. - Đồng thời giúp cho việc tính giá xuất kho và xác định CPSXđược chính xác hơn. - NVLC của nhà máy chủ yếu là nhập khẩu nên việc sử dụng pp này giúp kếtoán nắm
bắt NVL một cách liên tục, góp phần điều chỉnh kịp thời định mức NVL hợp lí. b) Sử dụng phần mềm kếtoán Bravo 7
Kếtoán giá thành với sự hỗtrợcủa phần mềm kếtoán Bravo 7,điều này giúp cho: - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời và cung cấp
thông tin chính xác nhất.
- Công tác lập kếhoạch tính giá thành sản phẩm được tiến hành một cách nhanh chóng hơn,kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phấn đấu hạgiá thành sản phẩm. c) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX được xác định rõ là từng nhà máy như vậy sẽdễdàng trong việc tính giá thành - tránh được sự chồng chéo chi phí giữa các nhà máy với nhau.
d) Kếtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức NVL trên cơ sởcông thức pha chế từ
nhà máy đưa lên, hệ thống định mức này thay đổi theo từng tháng và theo công thức
pha chếcủa Nhà máy.
- Việc xây dựng được định mức nguyên vật liệu như vậy sẽtạo động lực cho từng tổ, cá nhân phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí NVLTT.
- Giá xuất kho của nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳcho nên giá của nguyên vật liệu xuất kho được giữ ổn định, ít biến động.
- Phếliệu thu hồi được theo dõi một cách chặt chẽbằng các phiếu nhập kho phếliệu thu hồi như vậy có thểhạn chếbịthất thoát phếliệu do vụlợi của một sốcá nhân.
e) Kếtoán chi phí nhân công trực tiếp
- Công ty đã đưa ra các quy định về giờ giấc, ý thức làm việc cho cán bộ công nhân viên và luôn có sự giám sát, chấm công chặt chẽnhằm không lãng phí lao động, tiết kiệm và tăng hiệu quảcông việc.
- Lương của nhân viên văn phòng được trảtheo hình thức lương thời gian kết hợp với phân loại thành tích là hoàn toàn hợp lý.
f) Kếtoán chi phí sản xuất chung
- Chi phí SXC được theo dõi - hạch toán theo chi phí thực tế phát sinh vàđược chia ra
chi tiết, được theo dõi trên các tài khoản cấp 3 (62711, 62713…).
- CPSXC được chia thành 3 nhóm (CP điện - CP khấu hao, CP NVPX và CP SXC
khác) tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phân bổ các CPSXC một cách hợp lý.
- Công ty thực hiện PP khấu hao nhanh để khấu hao TSCĐ của mình vào 6 tháng hoạt
động đầu năm. Đều này giúp cho công ty có thể nhanh chóng quay vòng vốn phục vụ
nhu cầu tái đầu tư và mởrộng sản xuất.
g) Đánh giá sản phẩm dởdang cuối kỳ
Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳtheo CP NVLTT. PP này phù hợp với đặc
điểm CPSX của công ty và có cơ sở khoa học (tỷ trọng CP NVL trong tổng chi phí sản xuất luôn chiếm trên 80%). Phương pháp này đơn giản, dễthực hiện.
h) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháptỷlệ
- Điều này có nghĩa là có nhiều người sẽ phải chịu trách nhiệm để đạt được định mức chuẩn trong phạm vi công việc của mình, tạo cho mọi người mục tiêu để phấn đấu và luôn có ý thức tiết kiệm chi phí.
- Việc sử dụng phương pháp tính giá thành tỷlệcũng dễdàng theo dõi những biến động chi phí của thực tếso với định mức đềra.
- Cung cấp được thông tin vềquá trình và nguyên nhân phát sinh CP nhằm giúp tìm ra biện pháp thích hợp để cắt giảm CP và giúp cho nhà quản lý có thể xây dựng được một cơ chế đánh giá và quản lý phù hợp, góp phần quan trọng nâng cao hiệu suất làm việc.
3.1.2.2 Nhược điểm
- PKD khai báo sai nhóm giá thành của các giá trị NVL, VT-PT,... nên đã làm cho giá trị NVL chính – phụ trong Bảng tính giá thành bị lệch so với Bảng phân tích giá thành do kế toán lập(đã phân tíchở phần 2.2.4.3). Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tổng giá trị NVLC và giá thành của các loại sản phẩm nhưng điều này làm cho kếtoán viên tốn kém thời gian đểrà soát và tìm ra nguyên nhân của sựchênh lệch này.
- Công ty tính giá xuất kho NVL theo pp bình quân gia quyền cuối kỳnên không cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về CPNVL khi các nhà quản trị cần. Mặt khác, đến cuối kỳ NVL mới được tính giá xuất kho nên sẽ tồn đọng khối lượng công việc khá nhiều vào cuối tháng, gây khó khăn cho các kế toán viên.
- NVL chính chủyếu là bông thiên nhiên nhập khẩu, nên các khoản thuếnhập khẩu, chi
phí NVL cần phải chính xác, tránh gây ra sự lãng phí khi cán bộcông nhân viên chạy theo mục tiêu hoàn thành định mức đã lập.
- Công ty đánh giáCPSXDD cuối kỳtheo CP NVLTT, về cơ bản là có cơ sở khoa học.
Tuy phần CP SXC và CP NCTT dở dang cuối kỳchiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có con số
tuyệt đối lại khá lớn do đó việc đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT sẽ không chính
xácđem lại kết quảchính xác hoàn toàn, kéo theo những sai lệch vềgiá thành.
- Việc tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ tuy đem lại hiệu quả cao và phù hợp với công ty, nhưng đòi hỏi kếtoán phải xây dựng được hệthống định mức một cách chính xác nhất có thể. Công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức.