II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tình hình chung về cà phê rang xay của Việt Nam
Hiện cà phê là ngành hàng nông sản quan trọng. Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil).
Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ). EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch...
Trong năm 2012, thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đạt khoảng 287.34 triệu USD và tăng lên khoảng 573.75 triệu USD vào năm 2016. Sản lượng xuất khẩu cà phê nước ta luôn tăng trưởng cao trong nhiều năm qua, chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu và hiện đang đứng thứ hai trên thế giới. Trong hai phân khúc rõ ràng của thị trường cà phê (bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan) thì cà phê rang xay chiếm khoảng 2/3 lượng tiêu thụ và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cà phê rang xay là sản phẩm được tạo ra từ những hạt cà phê nguyên chất, hạn chế tối đa sự pha trộn, tạo nên hương vị cà phê nồng nàn. Sau nhiều thông tin về cà phê bẩn cũng như trộn lẫn các tạp chất độc hại khiến người tiêu dùng lo ngại thì thị trường cà phê rang xay đang dần được ưa chuộng. Điều này được thể hiện qua việc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh xây dựng nhà máy, ra mắt các dòng sản phẩm mới khiến cho thị trường cà phê rang xay ngày càng sôi động và cạnh tranh hơn. Các doanh nghiệp sản xuất cà phê rang xay lớn nhất hiện nay có thể kể đến Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hòa, Mê Trang….trong đó, Trung Nguyên chiếm 80% thị phần. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng kinh doanh ở Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng cà phê rang xay của nước ngoài xuất hiện tại đây như Starbucks, Nestle, Highlands,… buộc các nhãn hàng trong nước phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh. Điều này đã góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cà phê rang xay. Cùng với việc tích hợp cả điều kiện thuận lợi về giá và sản lượng, nước ta thuận lợi hơn bất cứ quốc gia
nào trên thế giới trong việc phát triển công nghiệp chế biến loại cà phê này. Bởi vậy, việc cần làm bây giờ là thay đổi suy nghĩ của các doanh nghiệp theo hướng đúng đắn, tạo ra các sản phẩm cà phê nguyên chất nhằm phát triển ngành cũng như tạo cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm.