Kinh nghiệm các nước và những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 37)

5. Kết cấu khóa luận

1.4 Kinh nghiệm các nước và những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm các nước

Một là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Thái Lan

Thái Lan đã có những giải pháp huy động vốn trong nền kinh tế khá hữu hiệu, là những bài học kinh nghiệm cần được quan tâm xem xét, cụ thể là:

- Sử dụng hình thức khuyến khích lợi ích vật chất và phi vật chất trong huy động vốn. - Phân loại khách hàng và có những ưu tiên đối với khách hàng thường xuyên có tiền gửi tại ngân hàng. Lượng tiền gửi càng nhiều và có thời hạn càng dài càng được ưu tiên.

- Xây dựng và phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp đồng thời tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa NHTM với các Hợp tác xã tín dụng nông thôn; Quỹ tín dụng nông thôn trong việc huy động và cho vay vốn, nhất là đối với nông nghiệp, nông thôn và những lĩnh vực đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật mới.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển mạng lưới ngân hàng với việc tăng cường quảng bá những lợi ích từ ngân hàng mang lại cho công chúng và khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng.

- Chính phủ tạo điều kiện huy động vốn từ nước ngoài, từ các tổ chức tiền tệ quốc tế để hỗ trợ cho nguồn vốn trong nước nhằm tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

Để đảm bảo huy động và sử dụng vốn ngân hàng có hiệu quả, Thái Lan áp dụng cách thức huy động và cho vay linh hoạt đối với các chủ thể kinh tế. Trong đó ưu đãi lãi suất thỏa đáng đối với các chủ thể kinh tế áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất những hàng hóa có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước, cũng như sản xuất những hàng hóa có giá trị và có khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu.

Hai là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Đài Loan

Từ nguồn vốn hạn hẹp ban đầu, chính phủ Đài Loan đã ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn đắc lực cho phát triển kinh tế mà trước hết là tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó chú trọng huy động vốn đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư xây dựng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn.

Chính phủ Đài Loan chú trọng thông qua hệ thống ngân hàng thu hút vốn để tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn. Điều đáng quan tâm là Đài Loan thực hiện tín dụng hóa các nguồn vốn đầu tư. Vấn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan là vừa tập trung phát triển các NHTM vừa chú trọng thành lập các Qũy tín dụng nông nghiệp, nông thôn; Quỹ bảo lãnh tín dụng để vừa tăng cường huy động vốn vừa mở rộng cho vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất.

Ba là, bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Indonesia

Chính phủ Indonesia đã tập trung mở rộng việc huy động vốn qua các NHTM. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng chính phủ đã thực hiện việc chuyển độc quyền nhà nước về ngân hàng sang tự do hóa hoạt động ngân hàng. Để tăng cường vốn Indonesia đã thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Khuyến khích tư bản nước ngoài mua cổ phần của NHTM Nhà nước với giá trị khống chế ở mức không quá 50 triệu Đôla Mỹ (United States Dollar - USD). Như vậy vừa tăng cường vốn vừa đảm bảo khả năng kiểm soát trong hoạt động ngân hàng để hạn chế sự thao túng của tư bản nước ngoài.

- Khuyến khích liên doanh ngân hàng giữa nhà nước với tư nhân và tư bản ngoài nước nhằm tăng cường vốn cho ngân hàng.

- Khuyến khích dân chúng gửi tiền tiết kiệm đầu tư có mục đích như mua tư liệu sản xuất; xây dựng nhà ở, mua sắm các phương tiện phục vụ cuộc sống như xe hơi, máy lạnh. Số lượng tiền gửi tiết kiệm càng lớn, thời hạn gửi càng dài thì càng được ưu đãi trong các khoản tín dụng.

1.4.2. Những vấn đề có thể áp dụng tại Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước trong khu vực, có những điểm tương đồng với Việt Nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung chủ yếu về tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM tại Việt Nam như sau:

Một là, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm, tăng cường thu hút vốn từ nước ngoài để tăng cường khả năng tài trợ cho nền kinh tế.

Hai là, chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế, xã hội một cách toàn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế.

Ba là, chính phủ cần có biện pháp thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, nhất là chú trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch của ngân hàng ở vùng nông thôn nhằm thu hút vốn huy động đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất.

Bốn là, các ngân hàng phải luôn tìm cách đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng huy động bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là sử dụng các công cụ khuyến khích bằng lợi ích vật chất và phi vật chất đối với khách hàng gửi tiền thường xuyên, số lượng lớn, thời hạn dài. Đồng thời tăng cường quảng bá khuyến khích công chúng đến với ngân hàng bởi những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho công chúng và nền kinh tế.

Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa huy động với nâng cao hiệu quả huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển.

Tóm tắt chương I:

Chương I đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, phân tích tổng quan về NHTM và vốn của NHTM theo đó luận giải rõ vốn được huy động thông qua tiền gửi khách hàng (gọi tắt là huy động tiền gửi) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với NHTM.

Hai là, hệ thống hóa có bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện cơ sở lý luận về huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM. Ở đây đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết khách quan, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM.

Ba là, tổng kết kinh nghiệm huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng ở một số nước như Thái lan, Đài loan, Indonesia và rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu đối với NHTM Việt Nam nói chung mà trực tiếp là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ThươngViệt Nam - chi nhánh Huế Việt Nam - chi nhánh Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam - Chi nhánh Huế thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

Ngày 02 tháng 11 năm 1993, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế được chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 68- QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Ngày 26/09/2007, Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng kí quyết định số 1289/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hoá Vietcombank, ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Huế cũng chuyển mình thành ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế). Sự ra đời của chi nhánh đã góp phần giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bao thanh toán, cung cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương hoạt động ổn định và khởi sắc.

Tên giao dịch của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nước là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế .

Tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam-Hue City Branch.

Tên viết tắt là:Vietcombank Hue

Trụ sở đặt tại : 78 đường Hùng Vương- Thành Phố Huế.

Trong thời gian đầu mới thành lập, Vietcombank Huế không tránh khỏi nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu trong nước và sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, chi nhánh ngày càng xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

Thời gian qua, Vietcombank Huế tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo mô hình ngân hàng bán lẻ, đa năng và trở thành một trong những tổ chức tín dụng chủ lực về cung ứng vốn, các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Với chiến lược đầu tư ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiện ích để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng, Vietcombank Huế tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Doanh số các sản phẩm, dịch vụ luôn tăng trưởng cao qua các năm và chiếm thị phần lớn.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, chi nhánh còn đa dạng các hình thức chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu. Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế. Cùng với các dịch vụ truyền thống, gần đây để đáp ứng nhu cầu cấp thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chi nhánh không ngừng hiện đại hóa hệ thống công nghệ phát triển các tiện ích thanh toán điện tử: các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại như SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking...tạo ra nhiều sự lựa chọn và mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng. Với định hướng hoạt động ngân hàng thương mại đa năng, Vietcombank Huế cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài trợ vốn, đầu tư dự án, giao dịch tiền gửi, dịch vụ thanh toán nội địa, quốc tế, trả lương, dịch vụ thẻ, tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu Swift, MoneyGram... Từ những nỗ lực, Vietcombank Huế tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế. Nhiều doanh nghiệp chọn Vietcombank Huế làm đối tác tài chính, bởi tính trách nhiệm, chuyên nghiệp cao qua đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng được quy định như sau:

- Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của ngân hàng.

- Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của VCB, trực tiếp quản lý các bộ phận theo quy chế ủy quyền.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển các khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi nhánh.

- Phòng khách hàng bán lẻ:Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, phát triển các dịch vụ về thẻ và liên quan đến thẻ tín dụng

- Phòng quản lý nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo quy trình của VCB trong từng thời kỳ

- Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của VCB ( ngân hàng điện tư, thẻ... )

- Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và VCB.

- Phòng kế toán: thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN và VCB.

- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của VCB, của pháp luật .

- Các phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, phòng giao dịch Hùng Vương, phòng giao dịch Hương Thủy, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Bến Ngự: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng.

Đối với ngân hàng việc tổ chức bộ máy và công tác nhân sự là một công tác hết sức quan trọng ảnh hướng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy tại Vietcombank Huế.

Giám đốc Phó giám đốc Phòng Khách hàng bán lẻ Phó giám đốc Phòng Kế toán Bộ phận Hành chính phòng HC-NS PGD Mai Thúc Loan PGD Hùng Vương Bộ Phận Tổ Chức P. HC- NS Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Ngân Quỹ Phòng Quản Lý Nợ PGD Phú Vang PGD Hương Thủy PGD Bến Ngự PGD Trần Hưng Đạo

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Vietcombank Huế

2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần NgoạiThương Việt Nam – chi nhánh Huế Thương Việt Nam – chi nhánh Huế

Một là, tài sản

Qua bảng 2.1 phía dưới ta thấy trong phần tổng tài sản phần chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là phần quan hệ tín dụng với khách hàng. Năm 2016 số tiền ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng là 2.850 tỷ đồng chiếm đến 56,8% trong tổng tài sản, con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2017 tăng thêm 450 tỷ đồng so với năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,8%. Năm 2018 khoản vay này tiếp tục tăng thêm 1.192 tỷ đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng trưởng là 36,1%.

Phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản là quan hệ trong hệ thống, năm 2016 quan hệ trong hệ thống của ngân hàng là 1.952 tỷ đồng chiếm 38,9% trong tổng tài sản, năm 2017 giảm xuống 115 tỷ đồng tức giảm 5,9%, năm 2018 giảm thêm 34 tỷ đồng so với năm 2017 tức giảm 1,9% và đạt tới con số là 1.803 tỷ đồng.

Hai là, nguồn vốn

Đối với ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động, còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên việc sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy, ngân hàng luôn phải xem xét đến tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị mình để thấy được sự phù hợp trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn, qua đó đánh giá ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không.

Qua số liệu ở bảng 2.1 phía dưới, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 37)