Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 71 - 75)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá về công tác huy động tiền gửi của khách hàng cá nhâ nở ngân hàng

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế

a/ Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách marketing của chi nhánh chưa hồn thiện, chưa có bộ phận marketing độc lập, chuyên trách để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, quảng bá sản phẩm ra công chúng và chăm sóc khách hàng thường xuyên. Việc chăm sóc khách hàng mới chỉ dừng lại ở các khách hàng lớn, khách hàng doanh nghiệp chứ chưa chú trọng đến khách hàng cá nhân vừa và nhỏ.

Thứ hai, chi nhánh chưa có đội ngũ chuyên khảo sát thị trường, nắm bắt tình hình để xây dựng các kế hoạch huy động tập trung vào các đối tượng khách hàng cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm chỉ đơn thuần là gửi tiền, chưa sử dụng nhiều các tiện ích hiện đại của các sản phẩm thẻ, vẫn cịn nặng về thanh tốn và sử dụng tiền mặt, chưa chú trọng tư vấn cho khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các phương tiện thanh tốn, từ đó sử dụng được nguồn vốn dân cư qua tài khoản tiền gửi thanh tốn.

Thứ ba, các phịng ban còn tranh giành nội bộ khách hàng của nhau, chưa chú trọng nhiều đến việc tìm kiếm khách hàng mới.

Thứ tư, các hình thức quảng cáo, khuếch trương, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chưa nhiều,chủ yếu làm theo chỉ đạo mang tính hệ thống của Vietcombank, chưa có thêm những sự riêng biệt cho phù hợp với địa bàn hoạt động. Các chương trình khuyến mại, tặng q cịn bị hạn chế do bị khống chế mức trần lãi suất huy động bao gồm cả chi phí cho các dịch vụ đi kèm huy động vốn. Cụ thể ngày 22/10/2019 Vietcombank Huế có chương trình khuyến mãi trị giá 95 triệu nhưng chi phí quảng cáo chỉ có 3 triệu đồng, và chỉ áp dụng cho khách hàng gửi kỳ hạn 06 tháng trở lên.

b/ Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chính sách huy động vốn của ngân hàng Vietcombank Huế chưa linh hoạt, chưa thật phù hợp với diễn biến thị trường

Lãi suất huy động của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam luôn ở mức thấp hơn so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Đây là mặt thuận lợi vì nó làm giảm chi phí huy động vốn, song những thời điểm ngân hàng cần huy động vốn gấp mà mức lãi suất lại thấp thì sẽ khơng đạt được mục tiêu huy động đặc biệt, trong khi diễn biến lãi suất trên thị trường biến động phức tạp. Mức lãi suất huy động của chi nhánh lại phụ thuộc vào trần lãi suất của NHNN Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thương, nên chưa linh hoạt, kịp thời và phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền.

Thứ hai, môi trường kinh doanh cạnh tranh phức tạp. Giai đoạn 2016-2018, làn sóng lớn cơng nghệ tài chính (fintech) và thói quen người dùng thay đổi tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng tư nhân đang đi đầu trong việc thay đổi ở kênh phân phối và sản phẩm. Cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính nhất là sự phát triển của hệ thống bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh. Ngồi ra, sự cạnh tranh cịn đến từ các tổ chức phi ngân hàng (công ty làm dịch vụ trung gian thanh tốn, cho vay, cơng ty viễn thơng như Vnpay, MoMo, Payoo…). Các công ty trung gian này cung cấp dịch vụ thanh tốn, tiền gửi, cho vay nhanh chóng, thuận tiện, cạnh tranh trực tiếp với các NHTM. Điều này đã dẫn đến sự chia sẻ thị phần trong huy động vốn của các NHTM, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank Huế nói riêng.

Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới nên có quá nhiều biến động phức tạp. Tình hình kinh tế thị trường, thị trường tài chính tiền tệ biến động bất thường đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như chi nhánh, làm

hạn chế hiệu quả kinh doanh. Môi trường pháp lý, hệ thống chính sách, cơ chế luật pháp tuy đã được bổ sung và từng bước hoàn thiện, song vẫn còn nhiều bất cập với thực tiễn dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Thứ tư, các NHTM đua nhau cạnh tranh lãi suất, đặc biệt là các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh đưa ra lãi suất cao hơn hẳn các NHTM Nhà nước, ảnh hưởng đến huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi dân cư, nguồn tiền gửi vốn dĩ vô cùng nhạy cảm với biến động lãi suất. Lãi suất huy động còn thấp so với các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh bởi chi nhánh phải thực hiện lãi suất huy động theo chỉ đạo của NHNN, không được vượt trần lãi suất huy động. Là một chi nhánh thuộc hệ thống Vietcombank – một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, ngoài nhiệm vụ kinh doanh đảm bảo có lãi, bảo tồn vốn và an tồn tài sản thì chi nhánh cũng như tồn hệ thống Vietcombank cịn phải thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN, góp phần giữ vững sự ổn định hệ thống tiền tệ của quốc gia, đảm bảo an ninh kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó tâm lý khách hàng dân cư thường muốn gửi tiền vào ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn, điều này các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh nhiều khi cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp chỉ đạo cấm vượt trần lãi suất của NHNN dẫn đến một phần tiền gửi dân cư dịch chuyển từ các NHTM Nhà nước sang các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung. Lãi suất là vấn đề rất nhạy cảm, đặc biệt đối với những khách hàng gửi nhiều tiền, trong tình hình các cơn sốt địa ốc đã hút một lượng vốn lớn của khách hàng, họ rút tiền khỏi ngân hàng để đầu tư vào thị trường bất động sản. Dẫn đến chỉ còn lại những khách hàng nhỏ, có số tiền ít gửi vào ngân hàng với mục đích thực sự là tích lũy cho tương lai.

Để tăng cường hơn nữa huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank Huế, những hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế cần được khắc phục thông qua một số giải pháp và kiến nghị.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 những nội dung khoa học chủ yếu được đề cập đến bao gồm: Thứ nhất, khái quát về nhân tố tác động đến huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế.

Thứ hai, phân tích thực trạng huy động tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế trong thời gian vừa qua theo các nội dung đã đề cập trong phần lý luận ở chương 1. Bằng những số liệu, tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, và cập nhật phù hợp với các kết luận khoa học. Bài luận đã chỉ ra những kết quả đạt được, đặc biệt là nêu lên những tồn tại của huy động tiền gửi khách hành tại chi nhánh Huế thời gian qua.

Thứ ba, chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đây được coi là những vấn đề cấp bách cần xử lý trong quá trình đẩy mạnh huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế trong thời gian tới.

Những nội dung trên đây là căn cứ thực tiễn cho việc đề ra phương hướng và hệ thống giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế trong thời gian tới phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP

ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH HUẾ

3.1. Phương hướng phát triển hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cánhân ở ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)