PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.4 Kinh nghiệm các nước và những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm các nước
Một là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Thái Lan
Thái Lan đã có những giải pháp huy động vốn trong nền kinh tế khá hữu hiệu, là những bài học kinh nghiệm cần được quan tâm xem xét, cụ thể là:
- Sử dụng hình thức khuyến khích lợi ích vật chất và phi vật chất trong huy động vốn. - Phân loại khách hàng và có những ưu tiên đối với khách hàng thường xuyên có tiền gửi tại ngân hàng. Lượng tiền gửi càng nhiều và có thời hạn càng dài càng được ưu tiên.
- Xây dựng và phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp đồng thời tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa NHTM với các Hợp tác xã tín dụng nơng thơn; Quỹ tín dụng nơng thơn trong việc huy động và cho vay vốn, nhất là đối với nông nghiệp, nông thôn và những lĩnh vực đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật mới.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển mạng lưới ngân hàng với việc tăng cường quảng bá những lợi ích từ ngân hàng mang lại cho cơng chúng và khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng.
- Chính phủ tạo điều kiện huy động vốn từ nước ngoài, từ các tổ chức tiền tệ quốc tế để hỗ trợ cho nguồn vốn trong nước nhằm tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.
Để đảm bảo huy động và sử dụng vốn ngân hàng có hiệu quả, Thái Lan áp dụng cách thức huy động và cho vay linh hoạt đối với các chủ thể kinh tế. Trong đó ưu đãi lãi suất thỏa đáng đối với các chủ thể kinh tế áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất những hàng hóa có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước, cũng như sản xuất những hàng hóa có giá trị và có khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu.
Hai là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Đài Loan
Từ nguồn vốn hạn hẹp ban đầu, chính phủ Đài Loan đã ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn đắc lực cho phát triển kinh tế mà trước hết là tập trung vào lĩnh vực nơng nghiệp. Trong đó chú trọng huy động vốn đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư xây dựng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nơng thơn.
Chính phủ Đài Loan chú trọng thơng qua hệ thống ngân hàng thu hút vốn để tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn. Điều đáng quan tâm là Đài Loan thực hiện tín dụng hóa các nguồn vốn đầu tư. Vấn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan là vừa tập trung phát triển các NHTM vừa chú trọng thành lập các Qũy tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn; Quỹ bảo lãnh tín dụng để vừa tăng cường huy động vốn vừa mở rộng cho vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất.
Ba là, bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Indonesia
Chính phủ Indonesia đã tập trung mở rộng việc huy động vốn qua các NHTM. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng chính phủ đã thực hiện việc chuyển độc quyền nhà nước về ngân hàng sang tự do hóa hoạt động ngân hàng. Để tăng cường vốn Indonesia đã thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
- Khuyến khích tư bản nước ngoài mua cổ phần của NHTM Nhà nước với giá trị khống chế ở mức không quá 50 triệu Đôla Mỹ (United States Dollar - USD). Như vậy vừa tăng cường vốn vừa đảm bảo khả năng kiểm soát trong hoạt động ngân hàng để hạn chế sự thao túng của tư bản nước ngồi.
- Khuyến khích liên doanh ngân hàng giữa nhà nước với tư nhân và tư bản ngồi nước nhằm tăng cường vốn cho ngân hàng.
- Khuyến khích dân chúng gửi tiền tiết kiệm đầu tư có mục đích như mua tư liệu sản xuất; xây dựng nhà ở, mua sắm các phương tiện phục vụ cuộc sống như xe hơi, máy lạnh. Số lượng tiền gửi tiết kiệm càng lớn, thời hạn gửi càng dài thì càng được ưu đãi trong các khoản tín dụng.
1.4.2. Những vấn đề có thể áp dụng tại Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nước trong khu vực, có những điểm tương đồng với Việt Nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung chủ yếu về tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM tại Việt Nam như sau:
Một là, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm, tăng cường thu hút vốn từ nước ngoài để tăng cường khả năng tài trợ cho nền kinh tế.
Hai là, chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế, xã hội một cách tồn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Ba là, chính phủ cần có biện pháp thu hút nguồn vốn từ bên ngồi và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, nhất là chú trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch của ngân hàng ở vùng nông thôn nhằm thu hút vốn huy động đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất.
Bốn là, các ngân hàng phải luôn tìm cách đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng huy động bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là sử dụng các cơng cụ khuyến khích bằng lợi ích vật chất và phi vật chất đối với khách hàng gửi tiền thường xuyên, số lượng lớn, thời hạn dài. Đồng thời tăng cường quảng bá khuyến khích cơng chúng đến với ngân hàng bởi những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho công chúng và nền kinh tế.
Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa huy động với nâng cao hiệu quả huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển.
Tóm tắt chương I:
Chương I đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, phân tích tổng quan về NHTM và vốn của NHTM theo đó luận giải rõ vốn được huy động thông qua tiền gửi khách hàng (gọi tắt là huy động tiền gửi) có vai trị đặc biệt quan trọng đối với NHTM.
Hai là, hệ thống hóa có bổ sung, chỉnh sửa và hồn thiện cơ sở lý luận về huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM. Ở đây đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết khách quan, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM.
Ba là, tổng kết kinh nghiệm huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng ở một số nước như Thái lan, Đài loan, Indonesia và rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu đối với NHTM Việt Nam nói chung mà trực tiếp là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HUẾ