PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạ
Thương Việt Nam – chi nhánh Huế
Một là, tài sản
Qua bảng 2.1 phía dưới ta thấy trong phần tổng tài sản phần chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là phần quan hệ tín dụng với khách hàng. Năm 2016 số tiền ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng là 2.850 tỷ đồng chiếm đến 56,8% trong tổng tài sản, con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2017 tăng thêm 450 tỷ đồng so với năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,8%. Năm 2018 khoản vay này tiếp tục tăng thêm 1.192 tỷ đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng trưởng là 36,1%.
Phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản là quan hệ trong hệ thống, năm 2016 quan hệ trong hệ thống của ngân hàng là 1.952 tỷ đồng chiếm 38,9% trong tổng tài sản, năm 2017 giảm xuống 115 tỷ đồng tức giảm 5,9%, năm 2018 giảm thêm 34 tỷ đồng so với năm 2017 tức giảm 1,9% và đạt tới con số là 1.803 tỷ đồng.
Hai là, nguồn vốn
Đối với ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động, còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên việc sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy, ngân hàng ln phải xem xét đến tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị mình để thấy được sự phù hợp trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn, qua đó đánh giá ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không.
Qua số liệu ở bảng 2.1 phía dưới, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm. Với tổng nguồn vốn là 5.018 tỷ đồng năm 2016, nguồn vốn của ngân hàng trong năm 2017 đã tăng lên 5.354 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 6,7%. Năm 2018 lại tiếp tục tăng lên 6.520 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 21,8%. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã có những nỗ lực đáng kể, có những chính sách phù hợp với phần tiền gửi của dân cư, chính vì điều đó đã làm cho phần tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng lên một cách đáng kể.
Phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là vốn huy động từ khách hàng, năm 2016 vốn huy động của khách hàng là 4.350 tỷ đồng chiếm 86,7% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 là 5.157 tỷ đồng tức là tăng lên 807 tỷ đồng với tốc độ tăng
trưởng là 18,6%. Năm 2018 nguồn tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng và đạt tới 6.250 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có các chính sách phù hợp trong việc huy động vốn như đẩy mạnh các chương trình quảng cáo như phát triển khách hàng mới, chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống.
Phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn đó là nguồn vốn khác, năm 2016 là 308 tỷ đồng chiếm 6,1% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 giảm xuống còn 117 tỷ đồng chiếm 2,2% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 thì nguồn này lại tiếp tục giảm thêm 72 tỷ đồng, đạt con số là 45 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn như tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, năm 2016 (5 tỷ đồng) chỉ chiếm 0,10% tổng nguồn vốn, năm 2017 thì khoản này có tăng nhẹ lên 6 tỷ đồng chiếm 0,1% và năm 2018 thì khoản này giảm còn 5 tỷ đồng. Điều này cũng chứng tỏ rằng ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để hồn thiện những điểm yếu.
Tổng hợp lại ta thấy rằng tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng khá ổn định chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động khá ổn định và theo chiều hướng tích cực, ngân hàng cần làm tốt hơn, cố gắng nhiều hơn, phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm để các kỳ kinh doanh tiếp theo hoạt động một cách hiệu quả hơn, khơng những để có kết quả kinh doanh tốt mà còn để tạo dựng chỗ đứng vững chắc và khẳng định là một ngân hàng lớn trong địa bàn.
Tiền mặt theo bảng cân đối chi tiết của ngân hàng là tiền mặt tại quỹ và tiền mặt tại máy ATM, cùng với tiền gởi tại NHNN thì có thể coi hai chỉ tiêu này là dữ trữ của chi nhánh, là khoản tiền không được đem ra lưu thơng, chỉ với mục đích dự phịng rủi ro. Trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh luôn đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN ban hành và ln đảm bảo khả năng thanh tốn giữa các ngân hàng thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Đồng thời ln có một lượng lớn tiền mặt được dự trữ nhằm đảm bảo tính thanh khoản.
Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài sản 5.018 100 5.354 100 6.520 100 336 6,7 1.166 21,8 Tiển mặt 63 1,3 85 1,6 80 1,2 22 34,5 -5 -5,9
Tiền gửi tại NHNN 6 0,1 4 0,1 3 0,1 -2 -33,3 -1 -25,0
Quan hệ tín dụng với khách hàng 2.850 56,8 3.300 61,6 4.492 68,9 450 15,8 1.192 36,1 Sử dụng vốn khác 95 1,9 67 1,3 99 1,5 -28 -29.5 32 47,8 Tài sản cố định 52 1,0 61 1,1 43 0,7 9 17.3 -18 -29,5 Quan hệ trong hệ thống 1.952 38,9 1.837 34,3 1.803 27,6 -115 -5,9 -34 -1,9 B. Nguồn vốn 5.018 100 5.354 100 6.520 100 336 6,7 1.166 21,8 Tiền gửi các TCTD 5 0,1 6 0,1 5 0,1 1 23,5 -1 -19,0 Vốn huy động từ khách hàng 4.350 86,7 5.157 96,3 6.250 95,9 807 18,6 1.093 21,2 Vốn và các quỹ 125 2,5 62 1,2 185 2,8 -63 -50,5 123 198,4 Quan hệ trong hệ thống 230 4,6 12 0,2 35 0.5 -218 -94,8 23 190,8 Nguồn vốn khác 308 6,1 117 2,2 45 0,7 -191 -62,0 -72 -61,5
(Nguồn:Bộ phận tổng hợp phịng Kế tốn - Vietcombank Huế)