Tổng quan ngành kinh doanh đồng phục:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH thương hiệu và đồng phục lion (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

1.2.1 Tổng quan ngành kinh doanh đồng phục:

1.2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đồng phục:

Đồng phục là trang phục được may với hình thức giống nhau như cùng một màu sắc, chất liệu, thiết kế giành cho những thành viên trong cùng một tổ chức hay hoạt động trong cùng một ngành nghề nào đó. Việc mặc đồng phục mang tính chất bắt buộc ở những nơi như trường học, bệnh viện, công sở …

Ý nghĩa của việc mặc đồng phục: Trước đây, đồng phục thể hiện tính đặc thù ở một số ngành nghề như công an, quân đội, y tế…Mục đích của việc sử dụng này giúp cho người xung quanh nhận biết được nhiệm vụ, trách nhiệm của những người hoạt động trong những ngành đó để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình thực hiện công việc, và những người mặc cũng ý thức được ngành nghề mà bản thân đang hoat động. Đồng thời, cũng thể hiện uy lực của người mặc trong ngành nghề đó, tác động đến tâm trạng và cảm xúc của mọi người xung quanh như là có thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ hay hoảng sợ…Ngoài ra, với tính chất công việc của mỗi ngành nghề khác nhau thì đồng phục mang lại những tiện ích riêng cho người mặc, tạo cảm giác thoải mái khi thực hiện công việc. Ví dụ như kỹ sư xây dựng phải làm việc ở ngoài trời nhiều thì đồng phục của họ phải có tính năng chống nắng tốt, dễ vận động và kiểu dáng không cầu kì so với đồng phục của nhân viên công sở.

Đồng phục cho thấy tính thống nhất, tính cộng đồng. Được bắt buộc trong những tổ chức như trường học, công ty…làm xóa đi khoảng cách giữa giàu nghèo, địa vị, vùng miền giữa những người trong cùng một tổ chức. Điều này, giúp cho tổ chức xây dựng được một tập thể đoàn kết và vững mạnh.

Đồng phục thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu thông qua logo, màu sắc hay chữ thêu trên đồng phục. Góp phần thu hút, gây ấn tượng với khách hàng. Làm cho khách hàng ghi nhớ và phân biệt

được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, cũng thể hiện được tính chuyên nghiệp hơn của doanh nghiệp.

Với những gì mà đồng phục mang lại thì hiện nay nó đã được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn và trở thành một nét văn hóa trong các tổ chức, doanh nghiệp.

1.2.1.2 Khái quát ngành kinh doanh đồng phục:

Hiện nay, trên cả nước có gần 54 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, cao nhất trong 5 năm qua và 19,6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Đây là con số khá ấn tượng cho thấy số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng tăng trong thời gian tới. Do đó, nhu cầu về đồng phục tại các doanh nghiệp, tổ chức sẽ tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các tập đoàn, công ty lớn sử dụng đồng phục như dệt may, giày da, điện lực, khai khoáng, những ngành có sử dụng quần áo bảo hộ có nhu cầu rất cao. Trong đó phải kể đến ngành điện lực với quy mô 100 nghìn lao động, ngành xây dựng với 3,2 triệu lao động, ngành khai khoáng gần 280 nghìn lao động. Có thể tính tổng nhu cầu vào khoảng 7,3 triệu bộ/năm, bình quân một người hai bộ/năm. Một số ngành khác như y tế, giáo dục, ngân hàng cũng có nhu cầu sử dụng đồng phục lớn với ước tính tổng cầu vào khoảng 30 triệu 200 nghìn bộ/năm. Với y tế gần 240 nghìn lao động, giáo dục gần 15 triệu học sinh, ngân hàng 77 nghìn lao động và bình quân mỗi người sử dụng hai bộ đồng phục/năm. Đặc biệt, nhu cầu về đồng phục cao cấp cũng ngày càng tăng.

Nhận thấy tiềm năng phát triển đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư hơn vào ngành đồng phục. Phân khúc khách hàng của ngành này tương đối đa dạng và nhu cầu sử dụng đồng phục trong trường học, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Các sản phẩm đồng phục có thể liệt kê như:

- Đồng phục công sở - Đồng phục học sinh - Đồng phục Hội, nhóm - Đồng phục Nhà hàng – Khách sạn - Đồng phục bảo hộ lao động - Đồng phục thể thao - Đồng phục gia đình…

Để tiếp cận thị trường này, các doanh nghiệp cũng có những cách khác nhau: - Xưởng may gia công đồng phục: các xưởng may này sẽ thiết kế và gia công theo yêu cầu riêng của khách hàng về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích cỡ. Việc này đáp ứng được yêu cầu chi tiết của khách hàng nhưng chi phí tương đối lớn, phù hợp với các khách hàng đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục của các công ty, quảng cáo.

- In theo yêu cầu trên áo phông có sẵn: Hình thức này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí với yêu cầu ít phức tạp hơn, chỉ cần in thông điệp trên mẫu áo phông sẵn có, phù hợp với các Hội, nhóm, nhóm bạn, không yêu cầu quá khắt khe về hình ảnh.

- Nhập các mặt hàng hình thức tương đồng: Để tiết kiệm chi phí hơn nữa, các nhóm bạn, gia đình có thể chọn mua các set quần áo sẵn có, với họa tiết tương đồng để làm đồng phục.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đồng phục cần lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và phương thức kinh doanh phù hợp để tiếp cận thị trường này hiệu quả.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU

VÀ ĐỒNG PHỤC LION

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Tên giao dịch của công ty: LION BRAND AND UNIFORM COMPANY LIMITED

- Giám đốc: Nguyễn Văn Thanh Bình

- Địa chỉ: 22 Nguyễn Lương Bằng, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế - Điện thoại: 093 599 91 03

- Email: dongphuclion@gmail.com - Website: http://dongphuclion.com

- Slogan của công ty: Nâng tầm thương hiệu

Công ty TNHH thương hiệu và đồng phục Lion được thành lập vào ngày 11/4/2016 do ông Nguyễn Văn Thanh Bình làm giám đốc. Nhận thấy nhu cầu về đồng phục trên địa bàn thành phố Huế ngày càng cao và có ít đối thủ cạnh tranh nên ông đã thành lập công ty với số vốn huy động được ban đầu là gần 100 triệu đồng. Đến nay công ty đã hoạt động được 4 năm và đã có chỗ đứng trên thị trường đồng phục Huế. Tên tuổi cũng như uy tín của công ty cũng ngày càng được nâng cao. Công ty không chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố Huế mà còn mở rộng ra ở toàn quốc và đặt biệt là ở những vùng lân cận, trở thành thương hiệu đồng phục uy tín, chất lượng tại khu vực miền Trung. Cùng với sự mở rộng hợp tác quốc tế của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, công ty TNHH thương hiệu và đồng phục Lion có tham vọng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra nước ngoài. Đây là một hướng đi mới của công ty.

2.1.2 Tính cách thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty:2.1.2.1 Tính cách thương hiệu: 2.1.2.1 Tính cách thương hiệu:

Tính cách thương hiệu có thể được định nghĩa là tập hợp các thuộc tính và đặc tính của con người gắn liền với thương hiệu mang lại cho nó một tính cách và có sự

nhận diện nhất định trên thị trường và trong tâm trí của người tiêu dùng. Tính cách thương hiệu xuất hiện khi người tiêu dùng sử dụng những tính từ như độc đáo, hài hước, đáng tin cậy,…để gán cho một thương hiệu.

Giống như con người nhưng có phần ít phức tạp hơn, thương hiệu doanh nghiệp cũng mang trong mình những tính cách rõ ràng, khác biệt. Những tính cách ấy có thể giúp doanh nghiệp kết nối và tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng trung thành của mình.

Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion đã xác định rõ tính cách thương hiệu cho công ty mình đó là “Hiểu biết - Tận tâm - Đột phá”. Đây là ba tính cách giúp công ty tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu đồng phục để khách hàng ấn tượng, cảm nhận và phân biệt được thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.

“Hiểu biết”: Tiếp cận thông tin, nắm bắt tâm lý khách hàng, bắt kịp những xu hướng của thị trường.

“Tận tâm”: Lắng nghe và cùng phát triển, tận tâm trong từng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng, đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.

“Đột phá”: Luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong từng thiết kế và định hướng của công ty để phù hợp, bắt kịp những sự thay đổi của thị trường.

Công ty Lion được thành lập với hy vọng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất với giá cả hợp lý cho khách hàng. Đem đến sự hài lòng cho khách hàng với những giá trị cốt lõi mà công ty luôn duy trì đó là “Chuyên nghiệp - Uy tín - Kết nối - Tư duy - Sáng tạo - Nhiệt huyết”. Công ty sẽ ngày càng nổ lực hơn nữa để mang lại những sản phẩm chất lượng thỏa mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.

2.1.2.2 Tầm nhìn:

Công ty Lion trong chiến lược kinh doanh của mình luôn lấy chiến lược đầu tư và phát triển bền vững làm giá trị cốt lõi. Công ty luôn phấn đấu để trở thành tập đoàn có thương hiệu Việt Nam và mang tầm quốc tế. Xây dựng thành công chuỗi cung cấp sản phẩm thương hiệu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó thúc đẩy phát triển thương hiệu cá nhân, kết nối giá trị cộng đồng và xã hội.

2.1.2.3 Sứ mệnh:

Công ty TNHH thương hiệu và đồng phục Lion với sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu” trong thời kì công nghiệp 4.0 phát triển một cách mạnh mẽ. Với phương châm “Lion Uniform đi cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, khách hàng là bạn hàng - trung thực, giúp đỡ, chia sẻ, nhiệt tình, thân thiết và gắn bó lâu dài”. Xây dựng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Với mong muốn mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất công ty cam kết “GIÁ TRỊ ĐI ĐÔI VỚI GIÁ CẢ”. Vì thế khách hàng có thể yên tâm và hài lòng với những gì mà Lion đã mang lại.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí của công ty:2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion) Giám đốc Phó giám đốc Phòng điều hành dịch vụ Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng sản xuất và tổng hợp Phòng thiết kế Phòng nhân sự Phòng kinh doanh thị trường trực tiếp Phòng đào tạo Phòng thực tập sinh Phòng chăm sóc khách hàng Phòng kinh doanh online

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc: là người đại diện pháp nhân và lãnh đạo cao nhất của công ty quản lý toàn bộ hoạt động của công ty và là người đưa ra chiến lược, kế hoạch phát triển cho công ty. Thực hiện các công tác đối ngoại, gặp gỡ khách hàng lớn có vai trò quan trọng đối với công ty. G iám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý, điều hành các phòng ban trong công ty. Đóng góp ý kiến, đề xuất các phương án cho giám đốc để đưa ra những chiến lược phát triển cho công ty.

Phòng kế toán: có chức năng theo dõi, kiểm soát sự vận động của nguồn vốn trong công ty. Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình các tài sản, vật tư. Thực hiện các báo cáo tài chính thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh theo thời gian trong công ty. Cung cấp các số liệu để làm cơ sở phân tích, lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng kinh doanh: Bao gồm phòng kinh doanh online, phòng kinh doanh thị trường, phòng chăm sóc khách hàng. Đóng vai trò không thể thiếu trong bất kì công ty nào. Là bộ phận giúp công ty nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp cận với nguồn khách hàng tìm năng. Mang doanh thu về cho doanh nghiệp thông qua hoạt động giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng để khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Cung cấp các thông tin hữu ích để giúp giám đốc đề ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài giữa công ty và khách hàng, giúp công ty có được những khách hàng trung thành.

Phòng nhân sự: Có chức năng theo dõi tình hình nhân sự ở công ty, làm việc với các phòng ban khác để lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho công ty. Đưa ra những chính sách thu hút nguồn nhân lực. Tiến hành đánh giá kết quả công việc của nhân viên, có chế độ khen thưởng cho họ.

Phòng điều hành, dịch vụ: Trong đó bao gồm có hai phòng là phòng sản xuất và tổng hợp, phòng thiết kế. Đối với phòng sản xuất và tổng hợp có chức năng theo dõi từng đơn hàng từ lúc bắt đầu cho đến khi giao sản phẩm tận tay đến khách hàng. Công

việc cụ thể liên quan đến giải quyết những vấn đề về nguyên vật liệu, thời gian hoàn thành đơn hàng để báo lại với phòng kinh doanh. Còn phòng thiết kế sẽ thiết kế đồng phục cho đối tác qua thông tin mà phòng kinh doanh cung cấp.

Phòng đào tạo: Có nhiệm vụ tìm kiếm và đào tạo nhân lực cho công ty. Trong đó có nhân viên và thực tập sinh của công ty. Qua quá trình đào tạo công ty sẽ giữ lại những thực tập sinh tiềm năng, có tố chất để làm việc cho công ty. Giúp công ty bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng.

2.1.4 Hoạt động kinh doanh chính của công ty TNHH Thương hiệu và Đồngphục Lion: phục Lion:

Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion hoạt động kinh doanh ở ba mảng chính đó là đồng phục, quà tặng và thương hiệu. Trong đó, công ty mạnh nhất vẫn là mảng đồng phục. Đây là sản phẩm mà hiện nay đang có nhu cầu cao. Vì nó không chỉ là trang phục để mặc khi làm việc trong công ty mà còn giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Tạo dựng văn hóa, làm cho công ty trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó công ty cũng đang có chiến lược phát triển sâu mảng thương hiệu, giúp các công ty thiết kế và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Đây là hướng đi mới của công ty phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Sản phẩm kinh doanh:

+ Đồng phục nhà trường: áo khoác gió, áo thể dục, quần tây áo trắng, váy. + Đồng phục bệnh viện: áo bác sĩ, y tá, dược sĩ, bệnh nhân.

+ Đồng phục nhà hàng, khách sạn: lễ tân, bảo vệ, phục vụ, đầu bếp, bảo trì. + Đồng phục áo lớp - nhóm - câu lạc bộ.

+ Áo may sẵn: áo đoàn, áo thun, áo sơ mi, đồ bộ, đồ mùa hè. + Phụ kiện: mũ, móc khóa, nơ, băng rol tay, băng rol đầu… + Sản phẩm du lịch: Túi đeo chéo, gối hơi, mũ…

+ Quà tặng doanh nghiệp: cúp, mũ bảo hiểm, bút, huy hiệu….

Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục Lion luôn đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể và luôn thay đổi để nắm bắt xu hướng thị trường một cách nhanh nhất. Hiện nay, công ty đã xây dựng được tên tuổi và chỗ đứng của mình trên thị trường Huế và khu vực miền Trung. Là nơi cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH thương hiệu và đồng phục lion (Trang 35)